Xét nghiệm Non-stress test là gì và thai bao nhiêu tuần thì nên thực hiện?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm Non-stress test là gì? Gồm những quy trình nào? Có những rủi ro gì khi thực hiện? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ bầu.

Mang thai một em bé có biết bao điều phải lo toan. Vừa phải kiêng khem đủ thứ, vừa có hàng loạt các xét nghiệm phải làm, chỉ cần tốt cho con thì mẹ nào cũng sẵn sàng thực hiện. Trong các xét nghiệm tiền sản, Non-stress test là thước đo sức khỏe thai nhi chính xác mà lại cực kỳ an toàn.

Xét nghiệm Non-stress test là gì?

Non-stress test (NST) là một xét nghiệm trong thai kỳ, nhằm theo dõi nhịp tim khi bé khi nghỉ ngơi và vận động trong bụng mẹ, để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

NST thuộc dạng xét nghiệm không xâm lấn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu kết quả kiểm tra không khả quan, tinh thần của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng.

Quy trình xét nghiệm Non-stress test

Vì thời gian thực hiện hơi lâu, từ 20 đến 60 phút, nên mẹ bầu cần đi vệ sinh, ăn uống đầy đủ trước đó. Tiếp đến, các bác sĩ sẽ đo huyết áp để chắc chắn các chỉ số khác đều ổn định trước khi kiểm tra NST.

Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm ngửa thoải mái, rồi buộc hai thiết bị vào bụng của mẹ. Một cái để đo nhịp tim thai của bé, cái còn lại để theo dõi từng cơn co bóp của tử cung. Trên tay mẹ sẽ cầm một thiết bị để thông báo mỗi khi cảm nhận em bé đang cử động trong bụng.

Nếu thai nhi nằm yên, mẹ đừng quá lo lắng vì có thể bé đang ngủ. Lúc đó mẹ chỉ cần uống một ly nước hoặc xoa nhẹ bụng để đánh thức con yêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào mẹ bầu cần đo NST?

Mẹ bầu nào cũng nên làm xét nghiệm NST, đặc biệt là những mẹ có các dấu hiệu sau:

  • Thai nhi cử động ít
  • Huyết áp không ổn định
  • Mẹ bị đa ối hoặc thiếu nước ối
  • Mẹ chưa chuyển dạ dù đã quá ngày dự sinh
  • Thai nhi có kích thước nhỏ hoặc không phát triển theo dự kiến
  • Thai nhi có biểu hiện bất thường hoặc đã được chẩn đoán dị tật bẩm sinh
  • Mẹ từng sẩy thai ở nửa sau của thai kỳ trước. Với trường hợp này, mẹ nên xét nghiệm NST từ tam cá nguyệt thứ hai.
  • Mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ và cần điều trị bằng thuốc
  • Mẹ đã từng xoay thai bên ngoài hoặc chọc ối

Kết quả NST cho mẹ biết điều gì?

Dựa vào các yếu tố dưới đây, bác sĩ sẽ thông báo tình trạng sức khỏe của bé:

Đáp ứng tốt

Khi bé ‘bơi’ nhiều trong bụng, nhịp tim vẫn bình thường có nghĩa là thai đang đáp ứng tốt, không bị suy thai. Cụ thể, trong 20 phút đo đạc, kết quả cho thấy:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Từ tuần 31 trở về trước, nhịp tim thai tăng nhanh tới một mức nhất định từ 2 lần trở lên trong thời gian tối thiểu 10 giây.
  • Từ tuần thứ 32 trở đi, nhịp tim thai tăng nhanh trên mức cơ bản từ 2 lần trở lên trong thời gian tối thiểu 15 giây.

Không đáp ứng

Thai không đáp ứng là khi bé cử động quá ít dù đã được kích thích, tim thai không thay đổi kể cả khi nằm yên hay di chuyển. Nói cách khác, em bé trong bụng đang trong tình trạng nguy hiểm.

Lúc này, bác sĩ cho mẹ kiểm tra thêm một lần nữa để chẩn đoán xem bé không nhận đủ oxy hay bị suy thai. Bằng cách tạo tiếng ồn trên bụng, hoặc cho mẹ dùng thức uống có đường. Trong vòng 40 phút, nếu nhận thấy thai nhi có sự di chuyển, nghĩa là thai bị thiếu oxy.

Trong trường hợp suy thai, mẹ sẽ phải tiếp tục làm thêm các xét nghiệm khác như stress test, sinh trắc học thai nhi để quyết định khởi phát chuyển dạ hay mổ cứu thai hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, xét nghiệm Non-stress test là một bước quan trọng trong thai kỳ mà mẹ nào cũng cần thực hiện. Nếu đọc đến đây mẹ vẫn còn nhiều câu hỏi, hãy tham gia cộng đồng The Asianparent Vietnam để nhận được nhiều lời khuyên từ các mẹ từng trải nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mingboong