Wonder Weeks ở trẻ - Biếu hiện và thời điểm của tuần khủng hoảng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần khủng hoảng - Wonder Weeks ở trẻ - là những giai đoạn cực kỳ khó chịu, cáu bẩn và thay đổi về tâm lý của bé, khiên bé bám mẹ hơn, khóc nhiều hơn, suốt ngày đòi bú mẹ. Khoa học lý giải tại sao trẻ sơ sinh lại trải qua những tuần khủng hoảng là: Có thể những tuần này đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, khiến trẻ lo lắng và muốn tìm kiếm sự an toàn, thoải mái.

Đây là một trong những giai đoạn mà đa số các mẹ lo lắng vì không biết phải đối phó với những thay đổi ở con như thế nào cho đúng cách.

Wonder Weeks ở trẻ có thể khiến mẹ vất vả hơn khi chăm con

Tiến sĩ Frans Plooij – một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về phát triển trí não trẻ đã khởi xướng ra khái niệm “Tuần khủng hoảng”. Trung bình 20 tháng đầu đời các bé sẽ gặp tuần khủng hoảng ở các khoảng mốc tuần thứ 5, 8, 12,19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. 

Dưới đây là bảng Wonder Week và tuần trùng khớp về sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bảng này có thể thay đổi tùy vào con của bạn.

Wonder Week 1: Tuần 5 - Khi trẻ học cảm giác
Wonder Week 2: Tuần 8 - Khi trẻ nhận ra các mô hình
Wonder Week 3: Tuần 12 - Khi trẻ trải nghiệm thế giới chuyển tiếp trong êm ả
Wonder Week 4: Tuần 19 - Khi trẻ trải nghiệm các sự kiện
Wonder Week 5: Tuần 26 - Khi trẻ tìm hiểu về mối quan hệ
Wonder Week 6: Tuần 37 - Khi trẻ bắt đầu phân loại mọi thứ
Wonder Week 7: Tuần 46 - Khi trẻ hiểu về trình tự, chuỗi
Wonder Week 8: Tuần 55 - Khi trẻ hiểu về các chương trình, trình tự của các sự kiện xảy ra
Wonder Week 9: Tuần 64 - Khi trẻ biết được nguyên tắc đầu tiên
Wonder Week 10: Tuần 75 - Khi trẻ bắt đầu hiểu về hệ thống.

Tuần khủng hoảng 4, 6 và 10 thường dài nhất và xảy ra cùng lúc với sự phát triển vận động của bé (mà chúng thường diễn ra khi ngủ, do đó có thể khiến trẻ khó chịu).

Biểu hiện trong tuần Wonder Weeks ở trẻ

  • Khóc nhiều hơn, hay cáu giận.
  • Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn.
  • Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mới hết.
  • Biếng ăn.
  • Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
  • Bám bố/mẹ không rời.
  • Có những cơn giận bất thường ( ví dụ đang chơi rất ngoan bỗng nhiên ném hết đồ chơi đi và gào thét).
  • Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác ngoài bé.
  • Nhút nhát hơn với người lạ.
  • Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).

Khi trẻ bước vào  tuần khủng hoảng, có thể trẻ sẽ rất quấy khóc khiến bạn mệt mỏi. Bởi vậy, bạn nên tự chuẩn bị để sẵn sàng cùng bé vượt qua những cột mốc đáng nhớ này. Hãy nhớ rằng, đây không phải là lỗi của trẻ, mà chỉ là một giai đoạn mà trẻ cần vượt qua mà thôi!

Theo The Asianparent 

Xem thêm bài liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis