Viêm tiểu phế quản - Cha mẹ hết sức lưu ý khi giao mùa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong thời điểm giao mùa với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt trong thời gian này, trẻ dễ bị mắc phải những bệnh về hô hấp, ví dụ điển hình là bệnh: Viêm Tiểu Phế Quản.

Cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng tránh đúng cách cho trẻ. Hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết từ A-Z của bệnh Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ trong nội dung bên dưới nhé!

Bệnh VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN là gì?

Viêm tiểu phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ em với phổi bị nhiễm khuẩn do virus. Bệnh này làm cho trẻ thở khò khè, khó thở, ho và kèm theo rối loạn ăn uống.

Một số điểm cần lưu ý:

  • Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh lây nhiễm. Và lây nhiễm phổ biến nhất vào mùa mưa và mùa đông.
  • Có thể lây lan qua hắt hơi và ho, khi tay chạm vào miệng hay mũi sau khi tiếp xúc với vi trùng gây bệnh.
  • Trẻ dưới hai tuổi có thể bị viêm tiểu phế quản, phổ biến nhất đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi.

Các triệu chứng của bệnh VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

Những triệu chứng ban đầu thường giống như cảm lạnh: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho nhẹ và sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày.  Sau đó, các triệu chứng này sẽ phố biến và tăng lên như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ho, thở nhanh và thở khò khè. Cổ và ngực của trẻ có thể thấy rõ co kéo theo mỗi nhịp thở,
  • Trẻ có thể bị sốt từ 4 đến 5 ngày,
  • Trẻ bị khó thở sẽ rất mệt hoặc  bị thiếu nước. Hoặc nôn mửa kèm với ho hay tiêu chảy (phân lỏng, đi cầu nhiều hơn bình thường).

Cách chăm sóc bệnh tại nhà

Khi quan sát thấy có trẻ có những biểu hiện bệnh nêu trên, cha mẹ cần xử lý càng sớm càng tốt các bước sau tại nhà để ngăn bệnh phát triển nặng hơn.

  • Sử dụng bơm hút mũi để làm thông thoáng lỗ mũi. Nếu cần, nhỏ một đến hai giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi. Nếu nghẹt mũi, hút dịch mũi  trước khi cho trẻ ăn.
  • Ẵm trẻ ở tư thế đứng nhiều hơn.
  • Trẻ có thể bú kém hơn. Cho trẻ bú lượng ít hơn nhưng chia làm nhiều lần hơn. Trong khi bú, trẻ có thể cần ngưng nghỉ nhiều lần.
  • Nên bổ sung chất lỏng nhiều hơn bình thường,.
  • Không hút thuốc xung quanh trẻ bị viêm tiểu phế quản

Khi nào cần liên hệ bác sĩ để điều trị bệnh

Sau khi đã thực hiện các bước chăm sóc cho trẻ tại nhà những không có biến chuyển. Tình trạng bệnh của trẻ phát triển với những dấu hiệu sau đây. Cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chữa trị để khỏi bệnh dứt điểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ thở ngắn sau khi ho.
  • Không uống hoặc bú.
  • Ngủ nhiều hơn bình thường hoặc dễ ngủ trong lúc ăn.
  • Quấy khóc, không thể ngủ, hoặc rất khó để giữ bình tĩnh.
  • Trẻ bị sốt.
  • Không đi tiểu trong vòng 6-8 tiếng hoặc bị khô miệng và môi.
  • Trẻ có thóp lõm.

Trường hợp khẩn cấp hơn:

  • Trẻ thở rất khó hoặc rất nhanh.
  • Trẻ thở khò khè hoặc ngủ li bì.
  • Bụng và xương sườn của trẻ co kéo ở mỗi nhịp thở và phập phồng cánh mũi.
  • Da của trẻ xanh xao, nhợt nhạt hoặc môi trẻ tím tái.
  • Trẻ biểu hiện tức ngực khi thở

Cách phòng BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

Trong mọi trường hợp, việc phòng bệnh luôn được ưu tiên nhất để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Trong thời điểm giao mùa, cha mẹ càng cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng, và giúp ngăn ngừa được bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Tránh tiếp xúc với những người nhiễm bệnh.
  • Rửa sạch tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Không được hút thuốc xung quanh trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Vệ sinh đồ chơi và những vật dụng của trẻ thường xuyên.

Viêm Tiểu Phế Quản có thể là bệnh nhẹ nếu cha mẹ chuẩn bị kĩ càng các kiến thức chăm sóc trẻ. Tuy vậy, diễn biến bệnh cũng có thể nặng hơn nếu cha mẹ lơ là trong việc nuôi con. Tốt nhất, hãy Phòng bệnh còn hơn Chữa bệnh cha mẹ nhé!

-Ele Luong-

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Website Bệnh viện FV

Các bài viết liên quan:

Trào ngược dạ dày thực quản ở bé và cách chăm sóc

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – Trẻ có thể tử vong! Xin đừng chủ quan!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Bài viết của

Ele Luong