Bé bị viêm tai giữa có mủ, mẹ nên xử lý thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm tai giữa có mủ là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào mùa mưa khi thời tiết thay đổi. Bố mẹ nếu không phát hiện sớm và đưa bé đi khám thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Ống vòi tai giúp cân bằng áp suất không khí ở bên trong và bên ngoài tai. Tuy nhiên cơ quan này hoạt động không đúng cách làm ảnh hưởng đến quá trình thoát dịch và gây ứ đọng dịch mủ. Lý do khiến vòi tai hoạt động sai là:

  • Khiếm khuyết ống vòi tai
  • Cảm lạnh hoặc dị ứng: có thể làm sưng hoặc tắc nghẽn niêm mạc mũi, họng, ống vòi tai, từ đó làm cản trở lưu thông không khí và các chất dịch trong cơ thể
  • Trẻ nhỏ có ống vòi tai chưa hoàn thiện
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm VA, viêm mũi, viêm xoang, u ở vòm họng, sưng vòm họng.

Theo báo cáo, tỷ lệ trẻ em bị viêm tai giữa có mủ ít nhất 1 lần trong đời vào khoảng 50%. Nguyên nhân vì sức đề kháng của bé còn yếu, dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, vòi nhĩ của trẻ em ngắn hơn người lớn nên dịch mủ có thể chảy ngược lên tai và gây viêm tai.

Bất kì trẻ nào cũng có thể bị viêm tai giữa. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:

  • Trẻ có tiền sử bệnh viêm tai hoặc sọ não bất thường
  • Trẻ bị cảm lạnh
  • Ngửi phải khói thuốc lá
  • Bú sữa bình khi đang nằm ngửa.

Ngoài ra nhiều trẻ còn có sẵn mủ trong tai hoặc mũi họng. Khi vô tình hít hoặc xì mũi không đúng cách, mủ có thể truyền vào tai giữa và gây viêm tai giữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ:

  • Trẻ có cảm giác ứ đọng dịch trong tai
  • Nghe không rõ
  • Dịch chảy từ tai (nếu màng nhĩ bị rách)
  • Đau trong tai (ở trẻ quá nhỏ không thể nói cho mẹ biết tai bị đau, bé sẽ thường xuyên giật mạnh tai)
  • Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ, thường xuyên quấy khóc.

Nếu tình trạng viêm tai giữa ứ mủ phát triển thành nhiễm trùng, trẻ sẽ có dấu hiệu như sau:

  • Mệt mỏi không muốn ăn hoặc ngủ
  • Dễ cáu kỉnh
  • Sốt
  • Đau tai ( trẻ khóc và giật mạnh 2 tai)
  • Bé bơ phờ, thiếu sức sống
  • Gặp khó khăn khi nghe.

Phương pháp điều trị viêm tai giữa

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau theo hướng dẫn của bác sĩ tai-mũi-họng:

Giai đoạn xung huyết

  • Chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân
  • Sử dụng kháng sinh nhóm B lactam kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Giai đoạn ứ mủ

  • Bác sĩ cân nhắc việc trích rạch màng dẫn lưu mủ
  • Kết hợp sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

Giai đoạn vỡ mủ 

  • Dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ đã bị thủng
  • Điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ. Đây là kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp chảy mủ tai hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật tai, xương chũm (bệnh tích chưa lành). Tùy theo mức độ, tình hình tổn thương mà thời gian tiến hành, thuốc dùng khác nhau nhằm đảm bảo mục đích làm sạch, giảm tiến tới hết chảy mủ tai
  • Kết hợp với điều trị thuốc điều trị toàn thân khác.

Thời gian điều trị viêm tai giữa tối thiểu trong 8 ngày. Nếu màng nhĩ không có dấu hiệu thủng thì sẽ dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu màng nhĩ thủng, các mẹ có thể nhỏ tai cho trẻ trong 3 - 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành của các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra, có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Trong trường hợp bé có triệu chứng xuất hiện các biến chứng nặng và điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan, có thể đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Lưu ý chăm sóc và vệ sinh cho trẻ bị viêm tai giữa có mủ

Chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần chú ý vệ sinh tai, ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, tăng số lần bú trong ngày
  • Nếu tai chảy mủ, chảy dịch cần làm sạch bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng, không nên lau quá sâu để tránh tổn thương tai
  • Ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, không đóng kín cửa
  • Rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý ấm
  • Khi trẻ sốt nên chườm ấm, mặc quần áo mỏng mát, thấm hút tốt, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa trong ngày.

Bệnh viêm tai giữa có mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của bé. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bệnh nặng hơn, cần cho trẻ đi khám tai mũi họng ngay để có cách điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi