Cảnh báo bệnh viêm kết mạc ở trẻ - Những điều bố mẹ cần phải làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm kết mạc ở trẻ là bệnh phổ biến và không khó chữa. Tuy nhiên nếu không có kiến thức về viêm kết mạc ở trẻ cũng như không có cách chữa trị hợp lý, thì hậu quả sẽ không thể lường được.

Nội dung bài viết:

  • Viêm kết mạc là bệnh gì?
  • Triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ em
  • Nên làm gì khi trẻ bị viêm kết mạc
  • Phòng chống bệnh viêm kết mạc ở trẻ

Viêm kết mạc là bệnh gì?

Viêm kết mạc hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Đây là bệnh do tình trạng mặt bị một viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu và tạo thành các kết mạc ở mi mắt mà ra. Bệnh viêm kết mạc rất thường hay gặp phải, thường ở dưới dạng cấp tính. Kết mạc là màng mỏng trong suốt, trong kết mạc có chứa các mạch máu. Kết mạc bao phủ lên lòng trắng và mặt trong của sụn mi, tạo nên 2 túi cùng đồ trên và dưới. Khi bị viêm cấp tính, các mạch máu sung huyết tại kết mạc, làm cho vùng này bị phù và đỏ.

Bạn có thể chưa biết:

Bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc như thế nào?

    Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn – Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!

Bệnh viêm kết mạc có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lớn và cả ở những người lớn tuổi. Bệnh viêm kết mạc là bệnh lây lan một cách dễ dàng do tiếp xúc với người bệnh. Thậm chí chỉ cần gần người bị bệnh trong một thời gian ngắn, qua đường không khí hay tiếp xúc da, cũng có thể bị lây nhiễm.

Viêm kết mạc ở trẻ có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều tr

Viêm kết mạc ở trẻ em có những triệu chứng gì?

Mẹ có biết trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm kết mạc? Viêm kết mạc cấp ở trẻ sơ sinh rất khó xác định nguyên nhân vì triệu chứng trong mỗi trường hợp là khác nhau. Nguyên nhân có thể là do trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ, nhiễm trùng, bị kích ứng khi dùng kháng sinh nhỏ mắt lúc mới sinh ra để phòng ngừa 1 số bệnh lây qua đường sinh dục từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ có những triệu chứng mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Trước hết là viêm kết mạc có thể do vi rút gây ra, do vi khuẩn hay do dị ứng. Khi bị viêm kết mạc do vi rút hay vi khuẩn gây ra,  mắt thường bị ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt. Mắt cũng sẽ bị cộm. Trẻ bị viêm kết mạc kéo dài thường bị giảm thị lực rõ rệt. Nếu bị viêm kết mạc ở một mắt, khả năng lây sang mắt bên kia là rất cao.  Trường hợp bị viêm kết mạc do dị ứng thì không lây sang người khác nhưng thường xuất hiện cùng lúc cả 2 mắt. Một cách để biết loại viêm kết mạc do dị ứng là kèm theo với viêm mũi dị ứng, gây khó chịu, ngứa mũi…

Viêm kết mạc gây ra những triệu chứng khó chịu cho trẻ

Ba mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

Viêm kết mạc ở trẻ cần phải có cách điều trị hợp lý. Điều quan trọng là cần phải phân biệt cho được nguyên nhân nào gây nên tình trạng này. Nếu là viêm kết mạc do vi rút, thì tình trạng ngứa mắt và đỏ mắt sẽ giảm dần sau vài ngày, dần dần khỏi mà không cần điều trị.

Để cho đỡ đau mắt, các phụ huynh có thể chườm lạnh, rửa mắt cho con em mình bằng nước lạnh, cũng như vệ sinh mắt cho sạch để các cháu đỡ cảm giác cộm mắt khó chịu. Nhỏ mắt nhân tạo cũng là một cách tốt để làm sạch mắt, kết hợp với các kháng sinh phòng bị bội nhiễm.

Bạn có thể chưa biết:

Bé sơ sinh bị đau mắt – 5 bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ

    Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Đối với trường hợp các cháu bị viêm kết mạc do vi khuẩn thì nhất thiết phải đi khám bác sĩ. Các toa điều trị viêm kết mạc dạng này thường là sử dụng kháng sinh, kết hợp mỡ tra mắt. Nếu bị viêm kết mạc do dị ứng, các cháu nhỏ cần phải tránh sự tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Có thể sử dụng kháng viêm hoặc là các thuốc chống dị ứng. Và cũng có thể nhỏ nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt và làm dịu đi phần nào cảm giác ngứa.

Bé bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Thông thường các triệu chứng khó chịu sẽ dần biến mất trong khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng kéo dài lâu hơn và không có dấu hiệu giảm bớt thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để khám kỹ hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên đưa trẻ đi khám mắt ngay khi nghi ngờ bị viêm kết mạc

Cách phòng chống viêm kết mạc ở trẻ

Tăng cường vệ sinh, chống lây nhiễm là một trong các biện pháp quan trọng và cần thiết. Dạy cho con em mình luôn sống vệ sinh không chỉ là để phòng viêm kết mạc ở trẻ mà cả các bệnh khác nữa.

Để tránh lây nhiễm, cần cho các cháu sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng (ở cả gia đình, nơi học tập). Cần dạy các cháu tránh lấy tay dụi mắt mà cần dùng khăn sạch, hoặc là che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường phố bụi bặm. Việc lây nhiễm viêm kết mạc vi rút và vi khuẩn thường qua đường tay. Vì vậy, cần có thói quen cho trẻ sử dụng dung dịch vệ sinh tay hoặc rửa tay tiệt trùng. Nhất là sau khi ở nơi công cộng, khi tiếp xúc với người bệnh viêm kết mạc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhỏ mắt cho trẻ theo toa thuốc của bác sĩ

Gần đây, các ông bố bà mẹ được khuyến khích cho con em mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài môi trường ô nhiễm khói bụi, hoặc đội những nón bảo hiểm có kính phía trước. Khi đi bơi cũng cần đặc biệt cẩn thận, cần đeo kính bơi. Ngoài ra, cần tăng cường chất đề kháng trong cơ thể qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng, các vitamin C, vitamin A, vitamin E…

Do viêm kết mạc ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên các bậc phụ huynh cần cho con em đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt khi có hiện tượng trở nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc