Khoảng 10% bà bầu bị viêm đường tiết niệu khi mang thai. Đặc biệt, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì có thể gây sảy thai, sinh non hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra. Vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp để chặn đứng căn bệnh viêm đường tiết niệu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này nhé các mẹ!
Triệu chứng giúp mẹ nhận biết ngay khi bị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Nếu cơ thể mẹ bầu xuất hiện một số biểu hiện dưới đây thì rất có thể đã bị viêm đường tiết niệu khi mang thai.
- Mẹ thường bị tiểu mót, số lần đi tiểu nhiều nhưng lại rất ít.
- Cảm giác mẹ gặp phải khi đi tiểu là nóng rát.
- Màu nước tiểu màu đục, có khi lần máu và nặng mùi.
- Quan hệ vợ chồng thì thấy khó chịu với những cơn đau rát.
- Cơn đau xuất hiện ngay vùng bụng dưới.
- Việc tiểu tiện đôi khi bị mất kiểm soát.
Vì sao mẹ bị viêm đường tiết niệu khi mang bầu?
Nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể là do:
- Niệu đạo ở nữ giới thường ngắn hơn nam giới. Khi mẹ đi vệ sinh không sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ tấn côn và gây viêm nhiễm niệu đạo.
- Phụ nữ mang thai có sự thay đổi về hormone rõ rệt. Theo đó, hoạt động của đường tiết niệu cũng có những thay đổi và tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Thai nhi phát triển ngày càng lớn thì tạo nên áp lực nên bàng quang càng nặng. Vì vậy, mẹ có thể bị mất kiểm soát khi đi tiểu và ứ đọng. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Một nguyên nhân nữa là vệ sinh vùng kín không đúng cách hay sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
Bật mí cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai từ bác sĩ khoa sản
Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh; mẹ nên phòng tránh bằng một số cách dưới đây:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách
Mẹ bầu nên dùng các sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp, an toàn. Cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, trầu không. Chú ý, mẹ không nên thụt rửa hay chà xát hậu môn vì có thể dễ gây viêm nhiễm.
Khi vệ sinh vùng kín thì mẹ bầu nên thực hiện theo thứ tự chiều từ trước ra sau. Nhất là khi mẹ đi đại tiện để phòng ngừa việc nhiễm khuẩn ngược.
Mẹ cần uống nhiều nước cũng là cách phòng ngừa nhiễm trùng tiểu khi mang thai
Mẹ cần uống đủ nước, ít nhất là 2.5 lít nước mỗi ngày giúp tăng số lần đi vệ sinh. Từ đó, có thể loại hết vi khuẩn gây viêm nhiễm ra khỏi niệu đạo. Mẹ có thể kết hợp uống thêm các loại nước ép trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể và thai nhi. Bà bầu không nên nhịn tiểu vì khi bị ứ đọng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học
Mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn đồ ngọt và bổ sung thêm sữa chua và các đồ uống men vi sinh. Mẹ bầu cũng cần ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để sức khỏe luôn ổn định. Có như vậy mẹ mới ngăn ngừa được bệnh lý nhiễm trùng tiểu khi mang thai.
Cách chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai an toàn và hiệu quả ngay tại nhà
Mẹ có thể chữa khỏi bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai chỉ bằng một số phương pháp đơn giản, an toàn mà hiệu quả ngay tại nhà.
- Mẹ bầu chỉ cần uống nước cam với nước dừa non. Vì trong nước cam có chứa vitamin C kết hợp với acid lauric trong nước dừa giúp tăng sức đề kháng, lợi tiểu và diệt khuẩn. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng đều đặn trong 2 tuần liên tiếp là bệnh sẽ khỏi.
- Uống trà gừng có tác dụng giúp bảo vệ đường hô hấp và thải độc. Mẹ bầu nên uống thường xuyên có thể chữa được bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, trà gừng còn giúp mẹ bầu giảm các cơn ốm nghén.
- Mẹ cũng có thể dùng lá hạc hà hãm với nước sôi khoảng 15 phút để uống. Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt chỉ sau một tuần sử dụng.
Thực tế, bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai để lại những di chứng rất nguy hiểm. Do đó, mẹ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu mẹ có áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà thì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
-
Phụ nữ bị viêm lợi khi mang thai dễ sinh non và lây bệnh sang con
-
Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
-
Ngứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng – có thể là ứ mật thai kỳ!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!