Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh - Tuyệt đối không được chủ quan!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp. Khi mắc triệu chứng này, trẻ có dấu hiệu mọc mụn mủ, nhọt, chốc, đến hăm kẽ… Mẹ không được chủ quan mà cần điều trị đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý một số các phòng tránh bệnh tái phát, nhất là vào mùa nóng. Cùng tìm hiểu trong bài viết này, để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh, không lo viêm da mủ nữa nhé!

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Những dấu hiệu nhận biết bệnh

Thông thường, trên da có rất nhiều tạp khuẩn. Các tạp khuẩn này bình thường không nguy hiểm. Nhưng nếu trẻ sơ sinh xảy ra xây xát hoặc trẻ gãi ngứa sẽ tạo điều kiện cho các tạp khuẩn này sinh trưởng. Tạp khuẩn này phát triển rất nhanh, nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ tiến triển thành viêm da mủ.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm da vì hệ miễn dịch kém khiến vi khuẩn dễ tấn công

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 dạng là viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn. Dấu hiệu nhận biết đó là da trẻ xuất hiện các nốt mụn kèm mẩn đỏ nổi thành đám. Kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy, trẻ bị đổ mồ hôi, sốt nhẹ, biếng ăn, khó ngủ…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

  • Phụ huynh cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo, trẻ bị nóng, không thoát mồ hôi. Hoặc vải thô cứng khiến da trẻ bị cọ xát, dễ làm vi khuẩn xâm nhập hơn.
  • Phòng ngủ kém thoáng mát, môi trường ẩm ướt.
  • Do cấu tạo lỗ chân lông chưa hoàn thiện khiến làn da của trẻ thu hút bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn cư trú.
  • Do di truyền. Thường bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh sẽ bùng phát khi thời tiết thay đổi, hoặc gặp các chất xúc tác gây dị ứng.
  • Hệ miễn dịch trẻ còn yếu ớt, cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh ngoài da.
  • Mẹ tắm cho bé chưa đúng cách, không lau khô người sau khi tắm.

Trẻ phải mặc tã (bỉm) trong thời gian dài cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm da mủ

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm da mủ là tiến triển nghiêm trọng hơn của triệu chứng viêm da thông thường. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Khi mắc bệnh, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Sau đó sốt cao, nếu cơn sốt không hạ còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Nếu giai đoạn đầu, bé chỉ bị viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn nếu xuất hiện các dấu hiệu như: mụn mủ gom thành mảng, đốm vảy nâu, trẻ bị sốt cao… Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay trước khi vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có cách điều trị tương đối đơn giản, nhưng mất khá nhiều thời gian. Bác sĩ sẽ dựa theo từng dạng viêm da mủ, triệu chứng bệnh và sức đề kháng của trẻ để có cách điều trị phù hợp.

Mẹ nên đưa bé đi khám sớm để tránh vi khuẩn gây ra triệu chứng nguy hiểm hơn

1. Điều trị viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Đối với trẻ bị viêm nang lông nông/sâu, trẻ cần được dùng kháng sinh toàn thân từng đợt. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin và đạm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, trẻ có thể bị một hay nhiều nhọt. Nhiều mụn nhọt phát triển sẽ kèm theo dấu hiệu trẻ sốt cao, sưng hạch bạch huyết gây đau. Khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da mủ dạng nhọt mẹ phải thận trọng, nên dùng kháng sinh đủ mạnh càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được nặn các nhọt mủ để tránh gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong. Tùy theo tình trạng bệnh, sức khỏe của trẻ mà Bác sĩ tư vấn cho trẻ uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường bổ sung đạm, vitamin và gamma globulin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

2. Điều trị viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Có 3 loại chốc thường gặp đó là: chốc lây, chốc loét và chốc mép. Các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đối với chốc lây: Bắt buộc phải dùng kháng sinh toàn thân sớm tại chỗ để điều trị. Bên cạnh đó, mẹ sẽ được hướng dẫn bôi thuốc sát trùng, đắp gạc cho bong hết vảy. Sau đó mẹ bôi xanh methylen 1% hoặc dùng dung dịch milian. Khi vảy tróc bong hết có thể bôi các loại mỡ kháng sinh để tái tạo da.
  • Chốc loét: Trẻ phải dùng kháng sinh nhiều đợt, kết hợp với vitamin, đạm, chiếu tia cực tím để nhanh khỏi.
  • Chốc mép: Mẹ hãy chăm sóc trẻ bằng cách chấm dung dịch jarish, thuốc màu, thuốc mỡ kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi mẹ chăm sóc bé sơ sinh bị viêm da mủ tại nhà

  • Tắm và dùng kem dưỡng ẩm cho bé, để ngăn chặn tình trạng viêm da lan rộng hơn. Ngoài ra, không nên tắm nước quá nóng sẽ gây khô da, nước quá lạnh dễ khiến trẻ bị cảm. Và dùng khăn mềm lau khô người khi tắm xong cho trẻ.
  • Không để bé gãi khiến vùng da tổn thương nghiêm trọng hơn. Mẹ hãy cắt gọn móng tay của bé sạch sẽ và đeo găng tay cho trẻ.
  • Dùng các chất tẩy rửa lành tính dành riêng cho trẻ sơ sinh để giặt tất cả quần áo, khăn tắm, chăn chiếu của bé. Không nên dùng nước xả vải.
  • Không để trẻ tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như: lông thú, thú nhồi bông, chất tẩy rửa. Hoặc các loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu nành, đậu phộng, cá…  Nếu trẻ bú sữa mẹ thì mẹ cũng nên tránh các thực phẩm nêu trên.
  • Đảm bảo cơ thể bé luôn thông thoáng và thoát mồ hôi. Mẹ nên chọn quần áo được làm từ cotton mềm mại. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, để không gây ma sát và làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Không sử dụng thuốc tùy tiện, khiến bé  có thể bị kích ứng nghiêm trọng hơn.

Vệ sinh sạch sẽ giúp vi khuẩn không còn lây lan

Biện pháp phòng tránh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh tái phát

  • Tránh để trẻ mặc tã lót thường xuyên
  • Hạn chế cho con mặc quần áo có chất liệu dày, khô cứng và khả năng thoát mồ hôi kém
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hằng ngày.
  • Thường xuyên thay đồ khi trẻ ra nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế các loại thực phẩm có tính nóng và thức ăn dễ kích ứng khi trẻ ăn dặm. Nếu bé bú sữa mẹ thì mẹ nên hạn chế trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người bị viêm da.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ là một triệu chứng thường gặp ở trẻ, nhưng không vì thế mà phụ huynh lơ là trong khâu điều trị. Nếu sau một thời gian điều trị bằng kháng sinh và thuốc bôi tại nhà mà triệu chứng không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa Da liễu để được theo dõi và đánh giá lại.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen