Bác sĩ tư vấn cách điều trị viêm da dị ứng thời tiết giúp hết ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu

Bệnh viêm da dị ứng thời tiết rất khó để chữa dứt điểm, hầu hết chỉ có thể cải thiện bằng thuốc uống và chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày để làn da đỡ ngứa ngáy, sưng tấy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm da dị ứng thời tiết, đặc biệt là khi trời trở lạnh có thể gây ra các tình trạng khó chịu như ho, ngứa ngáy, chảy nước mũi, ... Bệnh cần được điều trị bằng thuốc và chú ý về thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Nội dung bài viết:

  • Viêm da dị ứng thời tiết nên điều trị bằng cách nào? Làm sao để hạn chế tình trạng này?
  • Bệnh viêm da thời tiết có nguy hiểm không?
  • Viêm da dị ứng thời tiết vào mùa lạnh có chữa được không?

Câu hỏi: Viêm da dị ứng thời tiết nên điều trị bằng cách nào? Làm sao để hạn chế tình trạng này?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:

Viêm da dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các yếu tố của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, chất dị ứng trong không khí, ánh sáng,… Bệnh thường bùng phát chủ yếu vào giai đoạn chuyển mùa (từ mùa nóng sang mùa lạnh). Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố kể trên chính là nguyên nhân trực tiếp kích thích phản ứng dị ứng và kết quả là gây ra hàng loạt các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ, có thể kèm theo hắt hơi, chảy mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để điều trị viêm da dị ứng thời tiết, thường sử dụng các nhóm thuốc kháng histamine như cetirizine, loratadine, chlopheniramin…, đồng thời cần xác định dị nguyên ( yếu tố gây dị ứng) và giữ ẩm da bằng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm da dị ứng thời tiết nặng, gây ngứa da, nổi mẩn đỏ nhiều kèm khó thở, phù nề nên được đến khám tại cơ sở y tế để xử trí kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn, gây nguy hiểm đến người bệnh.

Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng thời tiết là bề mặt da bị viêm gây ra tổn thương do sự kích thích từ thời tiết và các tác nhân bên ngoài. Bệnh viêm da dị ứng do thời tiết có thể khởi phát và gây ảnh hưởng tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Bệnh dễ xuất hiện ở vùng da mặt, tay chân hay các vùng da tiết nhiều mồ hôi.

Bạn có thể chưa biết:

Bệnh viêm da ở trẻ em phải điều trị và chăm sóc như thế nào?

Nguyên nhân viêm da dị ứng ở trẻ em và cách chữa trị

Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết, và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mãn tính.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu của bệnh

Sự thay đổi thời tiết đột ngột được xác định là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết, làn da là nơi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng thời tiết bao gồm:

  • Da nổi ban đỏ kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân
  • Làn da bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ, phù và có hiện tượng xung huyết
  • Nổi mề đay cấp tính: đây là hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu kèm theo triệu chứng như khó thở, tụt huyết áp nhanh, lơ mơ thì cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu
  • Triệu chứng kèm theo: viêm đường hô hấp, sổ mũi, hắt xì, ho khan, đau đầu...

Viêm da dị ứng thời tiết vào mùa lạnh có chữa được không?

Dị ứng do thời tiết thường có hai loại là thời tiết nóng và thời tiết lạnh. Tuy nhiên dị ứng thời tiết lạnh thường phổ biến hơn cả và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trời trở lạnh, da và niêm mạc hô hấp bị kích thích do nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Bạn có thể bị nổi mề đay, ngứa da và đi kèm với một số triệu chứng như ho, chảy nước mũi, ngứa mũi, đau họng nhẹ và viêm kết mạc dị ứng.

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết do lạnh chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng theo các bước như sau.

Bạn có thể chưa biết:

Chấm dứt nỗi ám ảnh “viêm da cơ địa” cho trẻ ngay nhờ những bí quyết sau đây!

Biểu hiện và cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

1. Thuốc điều trị

Dị ứng thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
  • Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng.
  • Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay.
  • Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh.

2. Cải thiện thói quen sinh hoạt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viêm da do thời tiết rất khó để chữa dứt điểm, hầu hết chỉ có thể cải thiện bằng thuốc uống và chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày để làn da đỡ ngứa ngáy, sưng tấy.

3. 1 số lưu ý

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thường xuyên xem dự báo thời tiết để có những chuẩn bị giúp cơ thể không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ra tình trạng dị ứng. Không nên mặc nhiều quần áo chật chội khiến cơ thể không thoải mái. Mặc dù cần phải mặc đồ dày để giữ ấm nhưng phải chú ý độ thông thoáng, chất liệu mềm mại dành cho da.

  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng nặng hơn.

  • Đối với những ai bị viêm mũi cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, các loại động vật,...

  • Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể. Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.

    Loading...
    You got lucky! We have no ad to show to you!
    Quảng cáo
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng.
  • Tăng cường thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.

  • Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.

Nếu bệnh có biểu hiện nặng hơn thì nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương