Thời tiết liên tục thay đổi khiến bệnh viêm amidan ở trẻ em trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên bệnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng. Việc nắm rõ dấu hiệu bệnh sẽ giúp cha mẹ sớm phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Viêm amidan ở trẻ là gì?
TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt – Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng nhi bệnh viện Tai mũi họng TW. Viêm amidan thường bị nhầm lẫn với cảm cúm do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Viêm amidan vốn là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, do virus, điều kiện thời tiết tiêu cực, môi trường ô nhiễm… gây ra. Bệnh vốn không khó để điều trị nhưng việc để lâu khiến bệnh thành mãn tính.
Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở. Có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Vì sao trẻ dễ mắc bệnh?
Các nguyên nhân gây bệnh
- Vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A, haemophilus influenzae, tu cầu, xoắn khuẩn…
- Virus: Cúm, sởi, ho gà…
Các yếu tố thuận lợi
- Thay đổi thời tiết đột ngột
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp vệ sinh kém.
- Do sức đề kháng của cơ thể kém, do cơ địa dễ dị ứng
- Có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để vùng họng, miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm VA, viêm mũi xoang.
- Đặc điểm cấu trúc amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi cư trú, sinh sôi và phát triển của vi khuẩn
Viêm amidan ở trẻ – Đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường!
Bệnh viêm amidan ở trẻ tiến triển rất nhanh, vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây thì các mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời:
Ngủ ngáy
Nếu thấy con bình thường ngủ ngon giấc nhưng lại đột ngột ngủ ngáy thì các mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Chảy chất dịch ở mũi
Chất dịch chảy ra có màu trắng hoặc vàng, dạng đặc tùy theo mức độ của bệnh.
Khó thở, thở bằng miệng
Trẻ có biểu hiện của khó thở, khi ngủ thở bằng miệng.
Sốt
Trẻ bị sốt cao 39 – 40 độ C, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu…
Khó khăn khi nói
Nếu bình thường trẻ nói rõ nhưng trong giai đoạn nào đó lại có sự thay đổi về giọng, phát âm không rõ… thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm amidan ở trẻ.
Khó nuốt
Trẻ ăn uống chậm chạp, kêu đau trong họng… thì các mẹ nhất định không được bỏ qua cảnh báo này mà nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan
Viêm amidan ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: khó thở, viêm xoang, viêm tai giữa, đau rát, trẻ quấy khóc, chán ăn, sút cân nhanh, mắc viêm cầu thận, viêm khớp… Nếu để amidan sưng quá to, khiến trẻ khó khăn trong hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Viêm amidan có nên cho trẻ đi cắt amidan không?
Theo các chuyên gia Đông Y, cắt amidan lợi bất cập hại, dễ dẫn tới nguy cơ mắc các căn bệnh về họng khác với mức độ nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cắt đi bộ phận này của cơ thể.
Chỉ nên cắt khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần, gây sốt liên tục, làm giảm đề kháng của trẻ
- Bệnh tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiểu ra máu, hở van tim, suy tim, thấp khớp…
Như vậy cha mẹ cần phát hiện sớm, chủ động điều trị đúng cách theo lời khuyên bác sĩ. Trẻ hờn toàn không cần phải cắt amidan.
Tuy nhiên, tùy trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan cho trẻ. Hiện nay, có phương pháp plasma được áp dụng. Với những ưu điểm hơn so với các phương pháp cũ như an toàn hơn, tiết kiệm thời gian, phục hồi nhanh…
Có nên dùng thuốc kháng sinh trị viêm amidan ở trẻ em không?
Nếu khám lâm sàng thấy amidan sưng nhưng chỉ đỏ rực bề mặt thì phần lớn nguyên nhân là do virus.
Còn nếu thấy dấu hiệu sưng, đỏ kèm theo những chấm mủ trắng trên amidan. Thì bệnh nhân được xác định nguyên nhân do vi khuẩn, buộc phải điều trị bằng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Như vậy tuỳ vào từng trường hợp mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và dùng thuốc đúng bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ như thế nào?
Vệ sinh răng miệng
Để phòng viêm amidan, phụ huynh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ bằng cách đánh răng hàng ngày, hoặc súc họng bằng nước muối nhạt trước khi đánh răng.
Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường
Khi trẻ hít phải một lượng lớn nhiều khói bụi và khói thuốc lá, đây là cơ hội cho các siêu vi khuẩn xâm nhập cơ thể bé và gây bệnh.
Luôn giữ ấm vùng cổ
Trong các thời điểm giao mùa, bạn cần đặc biệt giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ. Nhiệt độ thấp cũng sẽ là tác nhân làm cho hệ miễn dịch của trẻ giảm sút và khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Để trẻ tránh xa môi trường nhiều khói bụi
Một môi trường lành mạnh sẽ ít có cơ hội cho vi khuẩn có hại sinh sôi và gây ra các bệnh. Môi trường có khói thuốc là môi trường độc hại nhất mà từ đó dễ dẫn đến bệnh viêm amidan cho trẻ. Vì trong bụi có vô số vi sinh vật gây bệnh, chưa kể còn có chất độc hại cho đường hô hấp, nhất là vùng có không khí ô nhiễm.
Theo theAsianparent
Xem thêm
- Trẻ thường xuyên bị viêm amidan – Lý do tại sao và có cách nào phòng ngừa không?
- Có nên cắt amiđan cho trẻ em và khi nào thì cần phải làm?
- Hiểu rõ về viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh – Khi nào cần phải đưa bé đi thông?
- 9 cách hạ sốt cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả mà không cần thuốc hạ sốt!