Bị người lớn véo tím bụng để “chữa” đầy hơi, bé sơ sinh 25 ngày tuổi phải nhập viện cấp cứu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé O., 25 ngày tuổi bị nôn trớ, chướng bụng, gia đình đã nhờ “các cụ” chữa mẹo bằng cách... véo bụng để chữa đầy bụng.

Bé sơ sinh vị véo đến thâm tím bụng vì 'chữa mẹo'

Tối ngày 2/7, bác sỹ Hoàng Thị Hà – khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thông tin bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi Lý K.O. (25 ngày tuổi, dân tộc Mông, ở xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương) nhập viện trong tình trạng bụng chướng nhẹ, trên bụng có nhiều vết thâm tím.

Trẻ sơ sinh với nhiều vết tím bầm do bố mẹ nhờ các cụ cấu vào bụng chữa đầy hơi

Gia đình thuật lại tình trạng của bé rằng cách đây 3 ngày con xuất hiện tình trạng nôn trớ, chướng bụng, người nhà đã nhờ “các cụ” chữa mẹo bằng hành động véo vào bụng bé, nhưng tất nhiên bé hoàn toàn không khỏi bệnh. Do vậy, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh để khám.

Theo thông tin từ bác sỹ Hoàng Thị Hà, bệnh nhi O. được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé bị đầy hơi vì mẹ cho bú không đúng cách. Để điều trị, bệnh nhi đã được thụt tháo phân, dùng men tiêu hóa… để điều trị các triệu chứng nôn trớ, chướng bụng. Cùng lúc đó, mẹ bé cũng được hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách.

Bác sỹ Hà khuyến cáo: Bất cứ lúc nào thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu bất thường, người lớn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối người nhà không nên tự điều trị bằng “mẹo”, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn làm bé đau đớn hơn. Véo bụng để chữa đầy bụng hoàn toàn là cách thức sai lầm mà người nhà không nên thực hiện.

Hướng dẫn xử lý khi bé bị đầy bụng, khó tiêu

1. Mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều ga

Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý không ăn các loại thức ăn có nhiều gia vị mạnh hoặc chứa nhiều khí ga như rau cải (bắp cải, súp lơ); các loại đậu đỗ, hành củ, dưa hấu, nước ngọt có ga, cà phê, táo tây, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, với các loại thực phẩm nói trên, mẹ chỉ nên ăn với số lượng ít hoặc kiêng cữ trong thời gian cho bé bú với trường hợp bé thường xuyên bị đầy hơi sau khi bú mẹ.

2. Vỗ ợ hơi cho bé - kĩ năng cần thiết để phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Mẹ cần giúp bé giải thoát những khí ga khó chịu trong bụng con thông qua việc vỗ ợ hơi thường xuyên. Sau mỗi một bữa ăn, trước mỗi một giấc ngủ hoặc sau mỗi lần con quấy khóc, mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé bằng 3 động tác cơ bản này. 

3. Tập thể dục cho bé

Ngoài vỗ ợ hơi thì tập thể dục thường xuyên cho bé với động tác đạp xe đạp cũng là cách hiệu quả để phòng tránh hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặt bé nằm ngửa rồi cầm chân bé đạp trong không khí như đang đạp xe đạp. Nhẹ nhàng thực hiện và trò chuyện để bé cảm thấy thích thú với khoảng thời gian này.

4. Giúp bé thư giãn với nước ấm

Mẹ thử cho bé tắm nước ấm, vuốt ve bé nhẹ nhàng để làm dịu, thư giãn các cơ bắp, hệ thần kinh cũng như lưu thông mạch máu. Nhờ đó, bé sẽ dễ dàng đẩy được luồng khí ga bị dồn nén trong bụng.

5. Mát xa cho bé

Mẹ hãy thử mát xa vùng bụng với dầu trẻ em theo chiều kim đồng hồ sau mỗi lần tắm rửa sạch sẽ hoặc những khi bé có biểu hiện bị chướng bụng đầy hơi.

6. Đừng để mặc kệ con khóc quá lâu

Các chuyên gia cho rằng nếu để bé khóc quá lâu sẽ khiến cho luồn khí đi vào trong bụng bé có nguy cơ tăng cao. Nếu bé khóc, mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giúp bé trấn tĩnh lại.

Theo phunuonline

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng