Bình sữa cho bé dùng bao lâu thay? Bình sữa có màu trong thường sử dụng được trong vòng 6 tháng còn bình có màu đậm như màu nước trà hoặc màu cánh gián thì có thể sử dụng được lâu hơn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Khi nào thì nên thay bình sữa và núm vú mới?
- Quy tắc 1- Lưu ý về thời hạn sử dụng của bình sữa
- Quy tắc 2 – Lưu ý về thời hạn sử dụng đối với núm vú bình
- Các dấu hiệu nhắc mẹ đã đến lúc phải thay núm mới cho bé
- Làm sao biết bé bú đủ nhu cầu hay không?
Bình sữa cho bé dùng bao lâu thay?
Bất kỳ sản phẩm nào dù tốt hay đắt tiền đến mấy thì đều có thời hạn sử dụng nhất định. Bình sữa và núm vú của trẻ cũng nằm trong quy tắc đó. Do vậy cha mẹ cần lưu ý đặc biệt tới việc sử dụng bình sữa và núm bình để ngăn ngừa ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài tới chất lượng sữa cho bé.
Có thể bạn chưa biết
Quy tắc 1- Lưu ý về thời hạn sử dụng của bình sữa
Mẹ có biết bình sữa cho bé dùng bao lâu thay? Thông thường một bình sữa sẽ có thời hạn phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm cũng như việc vệ sinh, giữ gìn, bảo quản. Nhưng nhìn chung một bình sữa từ khi hoàn thành quy trình sản xuất và chưa qua sử dụng thì thường có thời hạn sử dụng là 3 năm. Các mẹ nên cân nhắc mua bình sữa mô phỏng ty mẹ để trẻ không có cảm giác lạ lẫm khi sử dụng bình.
Đối với bình sữa đã được bóc mác đem ra dùng để pha sữa cho bé, hay nói cách khác là đã được đưa vào sử dụng thì có thể phân thành các loại như sau:
- Bình sữa trong màu thường sử dụng được trong vòng 6 tháng
- Bình sữa có màu đậm như màu nước trà hoặc màu cánh gián thì có thể sử dụng được lâu hơn so với bình trong. Điều này còn phụ thuộc vào loại bình cũng như mức độ, tần suất sử dụng bình.
Trong trường hợp chỉ sử dụng liên tục 1 bình thì dễ ảnh hưởng đến chất lượng của bình nhiều hơn so với sử dụng nhiều bình đồng thời, do bình thường xuyên được khử trùng, pha sữa bằng nước ấm hoặc nước sôi. Các con số chỉ vạch trên bình bị mờ nhạt, bình có hiện tượng biến dạng như méo mó, có vết rạn nứt, bình có màu đục hơn, không còn trong như lúc đầu hoặc có nhiều vết xước. Đó đều là các dấu hiệu ngầm báo rằng đã đến lúc mẹ nên thay bình sữa mới.
Ngoài ra cần lưu ý:
- Bình sữa trắng, trong hoặc có màu trắng đục, có khả năng chịu nhiệt là 100c. Loại bình này nên sử dụng không quá 6 tháng, trường hợp bình có vết trầy xước thì nên thay trước 6 tháng.
- Bình sữa màu trà hoặc màu cánh gián có khả năng chịu nhiệt ở 180c. Loại bình này hạn sử dụng thường là 2 năm nhưng nếu có vết hư hỏng hoặc trầy xước thì nên thay trước 2 năm.
Quy tắc 2 – Lưu ý về thời hạn sử dụng đối với núm vú bình
Mẹ đã biết bình sữa cho bé dùng bao lâu thay. Vậy đối với núm ty thì sao? Đối với núm vú các mẹ cần lưu ý thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi của bé. Các mẹ nên chọn những bình sữa có núm vú mềm. Trung bình một núm vú thông thường chỉ nên sử dụng từ 2-3 tháng, phụ thuộc vào loại sản phẩm cũng như tần suất sử dụng, chất lượng sản phẩm và việc giữ gìn vệ sinh, bảo quản của mẹ. Nhưng nếu mẹ nhận thấy núm vú phồng, phần cao su trở nên mềm hơn so với bình thường, đổi màu (ví dụ màu nhạt đi) thì điều đó có nghĩa là núm vú đã có vấn đề. Đã đến lúc cần phải thay núm vú mới cho bé yêu của bạn rồi đấy. Trong trường hợp thay mới núm vú nhưng không phù hợp với bình các mẹ nên mua mới bình sữa. Có hai loại bình: bình sữa có núm vú mềm và bình sữa mô phỏng ty mẹ. Những sản phẩm này sẽ giúp sữa không bị trào ra và tạo cảm giác thoải mái khi bé bú bình.
- Núm vú cao su có khả năng chịu nhiệt ở tầm 100c, có thể sử dụng trong vòng 3 tháng và nên thay 2-3 tháng/lần
- Núm vú silicon có khả năng co giãn tốt và bền hơn so với núm cao su, khả năng chịu nhiệt là 120c, trung bình 3 tháng nên thay một lần.
Có thể bạn chưa biết
Các dấu hiệu nhắc mẹ đã đến lúc phải thay núm mới cho bé
Các loại núm vú thường có hạn sử dụng không giống nhau do còn tùy thuộc vào hãng sản xuất, loại sản phẩm và cách sử dụng như đã trình bày ở. Tuy nhiên các mẹ cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sử dụng của núm vú để nếu xuất hiện một trong các hiện tượng sau thì nên thay núm ngay khi có thể.
Sữa chảy ra thành dòng hoặc chảy không đều
Thông thường sữa từ núm vú sẽ chảy ra theo kiểu nhỏ giọt. Nhưng nếu mẹ nhận thấy sữa tuôn ra thành dòng thì có nghĩa là núm vú có vấn đề vì khi đó đầu núm đã quá to so với mức bình thường, có thể khiến bé bị sặc sữa.
Núm cao su có hiện tượng biến dạng và mỏng hơn
Sau một thời gian dài sử dụng, núm bình do được luộc đi luộc lại quá nhiều nhằm khử trùng sẽ khiến cho phần cao su trở nên mỏng hơn và biến dạng. Có 1 cách đơn giản để kiểm tra chất lượng của núm bình là kéo giãn núm rồi thả tay ra. Nếu núm trở lại nguyên vẹn như ban đầu là vẫn còn sử dụng được, ngược lại nếu không thể trở về như cũ thì có nghĩa là mẹ nên thay núm.
Núm bị nhạt màu và phồng lên
Các mẹ có thể kiểm tra chất lượng của núm bình thông qua kiểm tra theo dõi màu của núm. Trường hợp thấy núm bình nhạt màu, núm phồng lên, phần cao su phồng mềm, khi bé mút sữa thì núm bị bẹp lại khiến sữa không chảy ra được. Các dấu hiệu này là thông báo đến mẹ rằng chiếc núm vú này không thể dùng được nữa rồi.
Núm bình rách hoặc nứt
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc cần phải thay núm mới ngay lập tức cho bé. Một khi núm bị rách hoặc nứt thì rất có thể khi bé mút sữa phần cao su rách sẽ cuốn theo sữa mà trôi vào miệng bé, gây nguy hiểm khôn lường.
Làm sao biết bé bú đủ nhu cầu hay không?
Theo thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, hãy theo dõi sự phát triển của bé và 1 số dấu hiệu sau đây để biết trẻ bú bình có đủ nhu cầu cần thiết mỗi ngày hay không.
Bé bú ít hơn nhu cầu sẽ có tình trạng:
- Chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo từng mốc thời gian, nếu sau 2 tuần bú bình mà bé không tăng cân đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng của mẹ chưa đủ lượng yêu cầu của bé.
- Đi tiểu ít trong ngày, nước tiểu không trong có màu vàng. Vì lượng nước đưa vào cơ thể trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa, nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm.
Vậy là mẹ đã hiểu rõ núm ty và bình sữa cho bé dùng bao lâu thay. Hãy chú ý quan sát để kịp thời thay các vật dụng này, đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
Theo theAsianparent Thái Lan, Vinmec
Xem thêm:
- Tìm hiểu hội chứng bú bình làm bé bị sâu răng
- Cho bé bú bao nhiêu: Bú mẹ so với bú bình?
- Sự thật về việc cho con bú bình khiến không ít mẹ phải giật mình
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!