10 vật dụng gia đình quen thuộc được bác sĩ nhi khuyến cáo phải cẩn thận khi trong nhà có trẻ nhỏ

Mỗi căn phòng trong nhà đều có những vật dụng nguy hiểm, kể cả một số vật dụng bạn không ngờ đến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuyên trang Insider đã nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa về cách họ để vật dụng gia đình trong nhà khi có con. 

Tiến sĩ Krupa Playforth, một bác sĩ nhi khoa ở Virginia và là mẹ của hai đứa trẻ, chia sẻ với Insider: “Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã chăm sóc con cái rất tốt, thì cẩn thận vẫn hơn.” 

Đọc bài viết dưới đây để biết được:

  • 24 vật dụng không nên có trong nhà để đảm bảo an toàn cho bé
  • Cách phòng tránh tai nạn từ những vật dụng trong nhà

1. Thanh chặn cầu thang kiểu dán hoặc gắn rời

Khi nói đến vấn đề giữ trẻ, Tiến sĩ Syeda Amna Husain, một bác sĩ nhi khoa khuyến cáo các gia đình nên bắt đầu với những vật dụng gia đình mối nguy lớn nhất trước.

Một trong những lớn nhất – và nguy hiểm nhất – là cầu thang. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng cầu thang “là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho trẻ nhỏ”. Từ năm 1999 đến năm 2008, hơn 900.000 trẻ em dưới 5 tuổi đã được điều trị vì chấn thương liên quan đến cầu thang.

Mẹ có thể xem:

Phương pháp dạy trẻ lì lợm – Mẹo hay trị tận gốc tính bướng bỉnh của con!

Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không? Phải sơ cứu như nào mới đúng?

Khi nói đến việc an toàn cho bé với những ngôi nhà có cầu thang, Husain đã chọn những thanh chặn cầu thang an toàn cho trẻ em có chốt gắn hoặc được khoan vào tường. Husain không khuyến khích sử dụng các cửa dán hoặc gắn rời vì chúng không chắc chắn và bé có thể bức chúng ra. Một lời nhắc nhở quan trọng khác là phải có thanh chắn ở cả đầu và cuối cầu thang.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Các đồ nội thất lớn không có giá đỡ hoặc không đính chặt vào tường

Các bác sĩ nhi khoa được Insider mời đều cho rằng họ luôn đảm bảo đồ nội thất nặng được gắn chặt vào tường.

Martin nói: “Trong bất kỳ phòng nào, chúng tôi phải quan tâm đến đồ nội thất. Chúng cần được cố định vào tường bằng giá đỡ, dây treo tường hoặc mỏ neo. Vì vậy, nếu bé cố gắng trèo hay giật chúng thì chúng sẽ không đổ vào người bé.

Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo gần 475 trẻ em đã chết vì sự cố lật đồ dùng trong nhà từ năm 2000 đến năm 2019 – phần lớn liên quan đến trẻ em dưới 6 tuổi.

4. TV đặt không trên kệ

Tiến sĩ Denise Nuñez, một bác sĩ nhi khoa tại một phòng khám ở New York và là một bà mẹ hai con, kêu gọi các gia đình gắn TV màn hình phẳng của họ lên tường hoặc đảm bảo rằng chúng được buộc chặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tương tự như nỗi lo về đồ đạc đè lên trẻ, ti vi cũng gây ra rủi ro tương tự.

4. Rèm cửa sổ có dây dài

Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo, đặc biệt nếu nhà của bạn đã cũ, hãy đề phòng rèm có dây dài và nhiều vòng.

Những sợi dây lủng lẳng này có nguy cơ siết cổ bé. Từ năm 1990 đến năm 2015, khoảng 2 trẻ em mỗi ngày, tương đương 17.000 trẻ em, đến phòng cấp cứu vì chấn thương liên quan đến rèm có dây, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa.

Nếu nhà bạn có những sợi dây này, hãy cắt dây hoặc mua dụng cụ quấn dây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Cửa sổ không có chốt hoặc thanh chắn an toàn

Tiến sĩ Krupa Playforth, một bác sĩ nhi khoa ở Virginia, cho biết: “Một đứa trẻ không được giám sát có thể gây ra đủ loại rắc rối”. Cô giải thích, một trong vô số mối quan tâm là đứa trẻ trèo lên cửa sổ và có khả năng té xuống đất.

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa mà Insider đã trò chuyện cho rằng các gia đình nên đảm bảo rằng mọi cửa sổ đều được khóa và có bộ phận bảo vệ cửa sổ như thanh chắn an toàn hay lưới chắn, đặc biệt là ở các tầng lầu hoặc nếu bạn ở chung cư.

Chỉ riêng ở Mỹ, ước tính có khoảng 15.000 trẻ em bị thương do cửa sổ rơi mỗi năm, theo Cincinnati’s Children, một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận.

6. Nhiều đồ chơi, vật dụng trong cũi bé của bé dưới 1 tuổi

Các bác sĩ nhi khoa cho biết: Tuyệt đối không được có vật dụng trong cũi như thú nhồi bông, hoặc chăn mền.

Mỗi bác sĩ nhi khoa Insider đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một đứa trẻ ngủ trong nôi thông thoáng. Martin nói: “Giấc ngủ an toàn hoàn toàn là điều quan trọng nhất, và nó có thể là điều thay đổi cuộc sống”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Chia sẻ của Mẹ – 10 điều xem xét trước khi mua đồ chơi cho con

Làm thế nào để chọn đồ chơi cho bé đúng cách?

Nuñez nói thêm: “Nệm và ga trải giường vừa vặn là tất cả những gì con bạn cần.”

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đồng ý và tuyên bố rằng không nên cho quá nhiều vật dụng khác như thú nhồi bông, chăn, đệm và gối vào nôi. Một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí Nhi khoa kết luận rằng đệm lót cũi không an toàn.

Các vật dụng này có thể gây nguy hiểm, khiến bé ngạt thở hoặc bị bóp cổ. Martin cho biết không nên để những đồ dùng này trong cũi cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi. Nuñez đề nghị hãy cho bé chơi thú nhồi bông vào giờ chơi cho đến khi đứa trẻ có thể ngồi thẳng, nâng đầu và xoay người.

7. Tủ thuốc gia đình không khóa hoặc để dưới thấp

Hãy suy nghĩ kỹ về việc con bạn có thể tiếp cận tủ thuốc dễ dàng như thế nào. Nuñez cho biết những sự cố phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất mà cô gặp ở cơ quan là liên quan đến việc trẻ tự lấy thuốc uống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể ông bà hoặc thành viên trong gia đình đã đánh rơi một viên thuốc, hoặc một đứa trẻ nhìn thấy một viên thuốc nhiều màu sắc, hoặc chúng thấy tủ thuốc ở ngay tầm tay và trèo lên lấy rồi uống.

Playforth nói thêm rằng các gia đình nên để tủ thuốc gia đình lên cao, ngoài tầm với của trẻ và luôn khóa chặt.

8. Nhà vệ sinh luôn mở cửa

Mặc dù bồn tắm hay bể chứa không nhiều nước, nhưng chỉ cần một vài chục cm nước đọng cũng là một nguy cơ chết đuối cho trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đảm bảo tất cả toilet trong nhà đều được khóa chặt khi không sử dụng.

Martin nói: “Chúng tôi muốn ngăn ngừa nguy cơ trẻ chết đuối và giữ cho nhà vệ sinh đẹp đẽ. Và rõ ràng là bảo vệ điện thoại di động và đồng hồ của chúng tôi cũng không bị rơi vào đó.”

Vì có một số nguy hiểm trong phòng tắm, như mỹ phẩm, nước và rèm phòng tắm, nên các gia đình cần cân nhắc khóa cửa phòng tắm hoặc dùng thanh chắn trẻ em.

9. Chất tẩy rửa, gia vị, xoong nồi được đặt quá gần trẻ

Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn cần có một vật dụng gia đình quan trọng là tủ khóa chặt lại các hóa chất có khả năng gây hại như chất tẩy rửa, xoong nồi nặng, gia vị.

Martin giải thích rằng rất nhiều dung dịch vệ sinh và nước giặt quần áo trông giống như một viên kẹo đối với em bé.

“Những đứa trẻ nghĩ loại chất lỏng màu xanh này trông giống như kẹo mà bạn cho chúng ăn hoặc nước trái cây mà chúng đang uống,'” cô nói. “Vì vậy, chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng ở một nơi an toàn.”

Đảm bảo rằng tất cả những vật dụng đó ở ngoài tầm với của trẻ và đặt trong tủ có khóa. Cô ấy cũng đề nghị giữ tất cả những thứ đó trong bao bì gốc của chúng để bạn và con bạn biết rằng đó là hóa chất.

Cùng với các sản phẩm tẩy rửa, các bác sĩ cũng đề cập đến việc để các loại gia vị xa tầm tay trẻ em, vì chúng có thể độc hại và gây hại cho trẻ em.

Các bác sĩ nhi cũng nhắc nhở các gia đình để dao, xoong nồi nặng, dây điện và rượu trong tủ có khóa.

10. Các ổ điện không được bọc kín

Đảm bảo rằng mọi ổ cắm đều được đậy kín để trẻ mới biết đi tò mò không bị điện giật. Theo Tổ chức An toàn Điện Quốc tế, khoảng 2.400 trẻ em được điều trị ở Mỹ vì các chấn thương liên quan đến ổ cắm điện.

Khi mua ổ điện, bạn hãy tìm các loại bọc nhựa ổ điện để tránh con trẻ thọc tay vào ổ điện. Bác sĩ Orajiaka cũng đề nghị đặt đồ đạc nặng che lại ổ điện để tránh tầm mắt của trẻ em.

“Sử dụng đồ nội thất để che ổ điện đồng nghĩa với việc cho trẻ thấy rằng chúng không có quyền đụng vào nó”, các bác sĩ nói.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Sofia