Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và làm sao để bé hết vàng da?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ lo lắng khi thấy con mình bị hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm cho bé không và làm thế nào để chữa trị? Cùng theAisanparent tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện sau khi bé được 24h tuổi và xuất hiện từ màng cứng (ở mắt), da mặt rồi bắt đầu lan xuống khắp cơ thể.

Khi ba mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ vào da bé mà thấy vùng da đó có màu vàng, đó chính là dấu hiệu bé đang gặp hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, hiện tượng này không để lại triệu chứng bất thường nào khác.

Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị vàng da

Bé sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ, chúng giải phóng ra hemoglobin, chất này khi được chuyển hóa tạo thành bilirubin - một loại sắc tố màu vàng. Bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Khi còn trong bụng mẹ, gan của người mẹ có vai trò giúp bé loại bỏ chất bilirunbin này khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi chào đời, gan của bé còn quá non nớt nên chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirunbin, khiến chất này bị tích tụ trong cơ thể và gây ra hiện tượng vàng da.

Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu?

Màu vàng có thể bắt đầu xuất hiện ở da mặt bé trong 2 đến 4 ngày sau khi sinh và lan dần xuống toàn bộ cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt mức cao nhất trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh và sau đó hiện tượng vàng da sẽ tự động biến mất. Đối với trẻ sinh thiếu tháng thì sẽ mất thời gian lâu hơn, khoảng 2 - 3 tuần để da bé trở lại bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vàng da ở trẻ sơ sinh tự hết hay phải chữa trị thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết dần khi gan trẻ đủ phát triển sau khoảng tối đa 2 - 3 tuần.

Tuy nhiên, với những trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần hoặc kéo dài hơn một tuần (đối với trường hợp trẻ sinh đủ tháng), điều này cho thấy trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý, như vậy thì đây không còn là hiện tượng bình thường nữa. Lúc này mẹ phải hỏi xin ý kiến của bác sĩ để bé được điều trị kịp thời.

Bệnh vàng da nặng nguy hiểm như thế nào?

Những trẻ bị bệnh vàng da nặng có thể làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, khiến não bị tổn thương, làm nhiễm độc thần kinh, gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề như điếc, bại não cấp tính hoặc các dạng tổn thương não khác cho bé. Chính vì thế, trẻ sơ sinh cần phải ở lại viện ít nhất là 8 - 12 giờ để được bác sĩ theo dõi và kiểm tra dấu hiệu vàng da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ nào có nguy cơ bị vàng da kéo dài?

Trẻ sinh non

Một trong những trường hợp khiến trẻ có nguy cơ bị vàng da kéo dài đó là trường hợp sinh non trước 37 tuần. Trẻ sinh non khiến gan không có khả năng xử lý bilirubin nhanh như trẻ được sinh đủ tháng.

Do nhóm máu mẹ

Nếu mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh mà trẻ sinh ra lại có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ, thì có thể phát triển các kháng thể gây phá hủy các tế bào hồng cầu và làm gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin trong cơ thể, khiến bé bị vàng da kéo dài.

Bú mẹ

Trẻ bú mẹ có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn những trẻ dùng sữa công thức. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại là quá tuyệt cho sức khỏe bé yêu nên các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ nên cho con bú sữa mẹ thay vì bú sữa công thức.

Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh

Trong quá trình sinh nở tự nhiên hoặc sinh mổ, nếu trẻ bị bầm tím trên cơ thể, nguy cơ bị vàng da kéo dài là khá cao.

Một số tác nhân ít gặp khác

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ cũng có thể bị vàng da nếu bị nhiễm trùng, thiếu enzyme hoặc do sự bất thường ở các tế bào hồng cầu của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng cho biết bé đã bị bệnh vàng da nặng

  • Vàng da xuất hiện sớm, trước 24 giờ tuổi
  • Màu vàng đậm và thấy rõ
  • Tốc độ vàng da tăng lên rất nhanh
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần (đối với bé sinh đủ tháng) và trên 2 tuần (với bé sinh non)
  • Bé đi tiêu phân có màu trắng phấn
  • Bụng chướng, nôn trớ nhiều, bú kém dẫn đến sụt cân
  • Xuất hiện những cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ thân nhiệt
  • Ban xuất huyết
  • Ngủ li bì
  • Gồng cứng người, co giật, hôn mê

Khi thấy bé có những dấu hiệu trên, ba mẹ tốt nhất nên đưa con đi thăm khám sức khỏe ngay để bác sĩ đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da và chữa trị kịp thời. Không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo từ dân gian thiếu cơ sở để khiến hậu quả nặng nề hơn ba mẹ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy