Học gì qua văn hóa phạt và chiều con của người Nhật?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Học gì qua văn hóa phạt và chiều con của người Nhật? Cách dạy con của người Nhật thường gây ngạc nhiên cho các ông bố bà mẹ ở nước khác.

Văn hóa phạt và chiều con của người Nhật cũng rất khác lạ

Người Nhật vẫn mang đậm chất Á Đông trong việc nuôi dưỡng con cái của mình, mặt khác phương pháp nuôi dạy con của họ cũng vô cùng tân tiến và khoa học. Văn hóa phạt và chiều con của người Nhật cũng rất khác lạ. Họ vẫn chiều con họ và có thể rất chiều, nhưng cách phạt của họ lại mang đậm đặc thù của tính dân tộc. 

Dù rèn giũa con rất nghiêm khắc, cha mẹ Nhật cũng rất chiều con họ.

Văn hóa phạt và chiều con của người Nhật

Tim Sullivan, một người Mỹ có vợ Nhật, kể lại trên trang web cá nhân về việc anh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng khi chứng kiến cảnh một đứa trẻ khoảng 5 tuổi đấm vào người mẹ đang mang bầu của mình ở trên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm vì mẹ mình được ngồi trong khi cậu bé đứng.

Thật đáng kinh ngạc, người mẹ đứng dậy nhường chỗ cho cậu bé. Sullivan cho rằng, trong văn hóa Mỹ, người mẹ sẽ dùng tình huống này để dạy con cách tôn trọng và thể hiện hành vi tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù vậy, người Nhật Bản còn có cách hiệu quả hơn nhiều để phạt trẻ nhỏ:

Sự tẩy chay, đẩy người mắc lỗi ra khỏi tập thể

Sullivan đưa ra hai cách phạt con để so sánh cách anh và vợ anh khi còn nhỏ bị phạt vì không ngoan.

Khi còn nhỏ, Sullivan thường bị mẹ nhốt trong phòng nếu mắc lỗi. Còn vợ anh, chị Kurumi cho biết mẹ chị thường đẩy chị ra khỏi nhà và khóa cửa lại, khiến chị khóc lóc và cào cửa xin mẹ cho vào.

Vậy văn hóa phạt và chiều con của người Nhật chú trọng điều gì?

Hai phương pháp trừng phạt trẻ áp dụng trong những nền văn hóa khác nhau có vẻ đối nghịch, nhưng nếu nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy điều cốt lõi: cả hai đều từ chối thứ mà đứa trẻ coi trọng.

  • Trong trường hợp của Sullivan, bố mẹ từ chối thứ mà anh coi trọng nhất: tự do và độc lập, niềm vui của việc ra khỏi nhà và tụ tập bạn bè ở bên ngoài.
  • Trong trường hợp của Kurumi, bố mẹ cô ấy từ chối thứ quan trọng nhất trong hệ giá trị của cô ấy nói riêng và xã hội Nhật nói chung: sự gắn bó.
  • Hình phạt này hữu dụng trong văn hóa tập thể của Nhật, khi cá nhân luôn hòa trong tập thể. Trong xã hội Nhật, cá nhân không được đề cao vai trò một chủ thể đứng tách biệt.

Văn hóa phạt và chiều con là cốt lỗi của xã hội Nhật Bản

Thực tế ở Nhật, một người phải là một phần của tập thể, và sẽ không trọn vẹn khi thiếu sự gắn bó với tập thể. Vì thế, sự tẩy chay là một phương pháp hiệu quả để phạt những người ao ước được gắn bó, và điều này cũng được sử dụng rộng rãi ở nơi làm việc của người Nhật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cá nhân người Nhật được tôi luyện trong sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn - cho nên khi họ nuôi dạy con cái họ cũng hết sức nhẹ nhàng và kiên nhẫn, cộng với kiên quyết. Họ không chấp nhận thỏa thuận với cái sai, nhưng họ sẽ kiên trì giảng cho đến khi con hiểu được, tiếp thu được, thực hành được. 

Có một sự khác nhau rất lớn trong môi trường sống giữa Nhật Bản và Việt Nam

Trẻ em Nhật Bản được sống trong một môi trường an toàn hơn nhiều, không có bắt cóc, không có buôn bán trẻ em, giao thông không phức tạp, …

Nếu có cũng chỉ là những trường hợp rất hi hữu và thực sự không đáng kể. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sở hữu một môi trường như thế, nên dễ hiểu tại sao ở Nhật Bản bạn có thể thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ ( rất nhỏ ) tự chơi hoặc làm việc một mình.

Chúng tự đi bộ tới trường, tự bắt xe buýt, tự đi chợ hay thậm chí là bắt xe lửa xuyên qua các thành phố.

Điều này là cực kỳ hiếm thấy ở Việt Nam vào thời điểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại Hà Nội hay các thành phố lớn, thường thì các bậc phụ huynh phải đưa đón con họ mỗi ngày khi tới trường cho đến thời điểm kết thúc trung học cơ sở.

Một số vẫn thực hiện đưa đón hàng ngày ngay cả khi những đứa trẻ đã thành những học sinh phổ thông.

Xã hội an toàn có góp phần rất lớn từ việc nuôi dạy và giáo dục con cái từ thuở nhỏ. Đó là điều tuyệt với mà nền văn hóa cũng những những bậc phụ huynh Nhật Bản tạo dựng được sau hàng trăm năm.

Nguồn - TH, Dân Việt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cập nhật và thảo luận cùng những cha mẹ khác nhé!

Bài viết của

MeKrobis