Vai trò của bà ngoại rất quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngày còn thơ bé bạn có được bà chăm sóc không? Nếu có, bạn hẳn có một thời thơ ấu thật ấm áp và tràn đầy hạnh phúc. Chúng tôi giả định rằng ông bà cả nội và ngoại đều ảnh hưởng đến cháu của họ. Tuy nhiên, khoa học đã lý giải tại sao ông bà rất quan trọng đối với cháu – đặc biệt là vai trò của bà ngoại – khi họ dành cho cháu hơn cả tình yêu.
Vai trò của bà ngoài vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
1. Do ảnh hưởng di truyền
Mọi sinh vật trên Trái Đất đều được tạo thành từ DNA. Gen là các nhóm ADN tạo nên một thông điệp toàn bộ các đặc tính. Những ‘đặc tính’ này được truyền từ cha mẹ cho con cái của họ theo thế hệ.
Xét về mặt di truyền, các cháu thường được di truyền ¼ gen của ông bà (tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào lượng DNA được trao đổi).
Cả ông bà nội ngoại đều truyền gen của họ cho cháu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bà ngoại có ảnh hưởng lớn hơn đến cháu mình.
2. Vai trò của bà ngoại nhiều hơn là chăm sóc cháu
Bà ngoại:
- Có mối quan hệ mật thiết hơn với các cháu, vì bà đã sinh ra mẹ của chúng.
- thường có xu hướng chịu trách nhiệm bổ sung cho các cháu. Ví dụ, bà ngoại có thể chăm cháu lâu hơn so với ông bà khác.
- Mối liên hệ huyết thống giữa bà ngoại và cháu ngoại không phải là lý do duy nhất tại sao ông bà lại quan trọng đối với cháu. Một số người cho rằng bà ngoại và bà nội không đối xử với cháu mình giống nhau – theo thuật ngữ di truyền.
3. Có bằng chứng khoa học về mối liên kết di truyền chặt chẽ giữa bà ngoại và con cháu
Theo một giả thuyết, nhiễm sắc thể X giải thích lý do tại sao bà ngoại và bà nội kết nối với cháu không giống nhau.
Như chúng ta biết, nam giới được xác định bởi một cặp nhiễm sắc thể giới tính của XY. Phụ nữ được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Các nhiễm sắc thể X và Y được truyền từ tinh trùng và trứng của bố mẹ. Từ đó xác định nên giới tính của bé.
25% nhiễm sắc thể X của bà ngoại có liên quan đến cháu của họ (nam và nữ). Mặt khác, bà nội chỉ chuyển một bản sao của nhiễm sắc thể X của họ cho cháu gái. Tuy nhiên lại không truyền bất kỳ nhiễm sắc thể X nào cho cháu trai. Điều đó có nghĩa là bà nội truyền 50% nhiễm sắc thể X của họ cho cháu gái. Nhưng 0% nhiễm sắc thể X với cháu trai.
Các nhà khoa học khác tin rằng, “sự không chắc chắn của bên nội” có thể ảnh hưởng lớn đến cách các ông bà chăm sóc cháu của họ. Lý thuyết này cho thấy rằng các thành viên nam trong gia đình không nghĩ rằng họ có vai trò trong việc chăm sóc con cái. Xét cho cùng thì, đàn ông không phải mang nặng đẻ đau – mà là phụ nữ.
Theo thời gian, “sự không chắc chắn của bên nội” có thể làm giảm sự tham gia của người thân bên nội trong việc chăm sóc cháu của họ – kể cả những người bà.
Mặt khác, phụ nữ luôn chắc chắn về đứa trẻ mà cô ấy sinh ra. Điều đó có nghĩa kết nối mẫu hệ là mạnh nhất trong gia đình, kết nối thậm chí qua nhiều thế hệ.
4. Vai trò đặc biệt của bà ngoại
Một giả thuyết khác từ Alejandro Jodorowsk cho rằng, trong số bốn ông bà nội ngoại, bà ngoại là gần gũi nhất.
Theo lý thuyết của Alejandro, các gen từ ông bà có thể được truyền qua một thế hệ. Điều đó có nghĩa là nguồn gen này sẽ kết thúc ở thế hệ các cháu. Điều này giải thích tại sao một số người lại giống ông bà hơn là cha mẹ.
Hơn nữa, ông cũng tin rằng người mẹ không chỉ chuyển gen và DNA cho con gái. Cô cũng chuyển cảm xúc cho con gái mình, và tiếp tục lặp lại quá trình như vậy ở con gái họ.
Một vài giả thuyết tìm cách giải thích tại sao ông bà lại quan trọng đối với cháu ngoại – đặc biệt là ông bà ngoại.
Tuy nhiên, mỗi người với hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nên giả thuyết này không phải lúc nào cũng phản ánh thực tế. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn. Cho dù ông bà có di truyền cho chúng ta nhiều hay ít đi chăng nữa. Là phận con cháu, chúng ta nên biết ơn và trân quý những gì ông bà đã dành cho mình.
Xem thêm
- Montessori Việt Nam: Dạy con theo sở trường có thật sự là phương pháp nên được ứng dụng?
- Trẻ chậm nói – Phương pháp điều trị hiệu quả ngay tại nhà
- Dạy trẻ 3 tuổi tự lập: 5 bí quyết không phải ba mẹ nào cũng biết