Vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Phác đồ vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi có sự khác nhau ở từng độ tuổi. Các loại vacxin này được khuyến cáo tiêm cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi. Vậy vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là đúng? Nên lưu ý những gì sau khi tiêm vacxin sởi quai bị rubella? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Đôi nét về bệnh sởi, quai bị, rubella

Trước khi tìm hiểu vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là đúng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về các bệnh trên.

Bệnh sởi

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào mùa đông – xuân, thường gặp ở trẻ em, cũng xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao.

Bệnh sởi có thể gây viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm màng não, …

Triệu chứng khi mắc bệnh sởi là: Sốt, phát ban, ho, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ), chảy nước mũi.

Bệnh quai bị

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và kèm theo biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện của bệnh quai bị: Đau mặt hoặc hai bên má; Sốt; Đau khi nhai hoặc nuốt; Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai; Viêm họng; Đau đầu; Đau tinh hoàn, sưng bùi. Biến chứng của bệnh quai bị rất nguy hiểm. Một số biến chứng: vô sinh ở nam, viêm màng não, viêm tụy…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh rubella

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra. Bệnh gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai gây dị tật thai nhi: đục thủy tinh thể, điếc, khuyết tật tim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ… Thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Sởi, quai bi, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm, có những biến chứng cực kì nguy hiểm. Vì vậy, mọi người cần có phương pháp phòng tránh hiệu quả.

Vacxin sởi quai bị rubella khuyến cáo nên tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi

Phương pháp phòng tránh bệnh sởi, quai bị, rubella là gì?

Một trong những phương pháp phòng bệnh là tiêm vacxin phòng bệnh. Hiện tại có rất nhiều loại vacxin phòng bệnh. Loại vacxin kết hợp 3 bệnh sởi, quai bị, rubella được nhiều người lựa chọn.

Vacxin kết hợp ngừa 3 bệnh trên còn được gọi là vacxin MMR. Vacxin MMR là vacxin sống, giảm độc lực giúp phòng 3 bệnh: sởi, quai bị và Rubella.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên tiêm vacxin sởi quai bị rubella trước khi quyết định mang thai 3 tháng

Vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là đúng?

Vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là câu hỏi của rất nhiều ba mẹ. Tùy vào độ tuổi mà mũi tiêm vacxin sẽ khác nhau.

Bé từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi

Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi;

Khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu như có dịch xảy ra tiến hành tiêm mũi 2;

Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé từ 7 tuổi trở lên và người lớn

Mũi 1 là lần tiêm lần đầu;

Cách ít nhất 1 tháng sẽ tiêm tiếp mũi 2;

Riêng với phụ nữ, trước khi có ý định mang thai bạn hãy tiêm vacxin sởi, quai bị, rubella. Bạn nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Chưa có báo cáo nói về ảnh hưởng không tốt của vacxin sởi, quai bị, rubella đối với thai nhi, nhưng Tổ chức Y tế thế giới khuyên phụ nữ không tiêm vacxin sống trong thời gian mang thai.

Hãy tiêm vacxin sởi quai bị rubella đúng cách để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn

Những trường hợp không nên tiêm vacxin sởi quai bị rubella

Đã tiêm MMR theo lịch khuyến cáo;

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã có kháng thể IgG của sởi, quai bị, rubella;

Suy giảm miễn dịch, AIDS, số lượng tiểu cầu thấp;

Đã mắc bệnh sởi, quai bị, rubella trước đây.

Những lưu ý sau khi tiêm vacxin sởi quai bị rubella

Sau khi tiêm vacxin, bạn cần ở lại theo dõi tại khu vực theo dõi sau tiêm tối thiểu 30 phút, nhằm kịp thời xử trí nếu có phản vệ sau khi tiêm.

Khi về nhà, bạn cần theo dõi bé 24 đến 48 giờ sau tiêm. Theo dõi về tinh thần, ăn, ngủ, ban đỏ trên da…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.

Bé bị sốt sau khi tiêm, chúng ta nên: Mặc thoáng cho bé, không trùm chăn; Cho bé uống nhiều nước; Có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, một số trường hợp sốt sau khi tiêm là do mầm bệnh ủ từ trước. Hãy đến bác sĩ khi bé sốt kèm theo triệu chứng như:

  • Sốt cao trên 38,5 độ, không thể hạ sốt bằng thuốc;
  • Sốt kéo dài 48 giờ hoặc sốt rồi hạ sau đó sốt lại;
  • Bé bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê…

Đến đây, bạn có thể trả lời câu hỏi vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là đúng. Sởi, quai bị, rubella là những căn bệnh dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy tiêm vacxin phòng bệnh đúng cách để bảo vệ tốt bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc