Những điều cần biết về việc tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số loại HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 loại 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 loại 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc xin HPV là vắc xin mà bất kì phụ nữ nào cũng nên đi tiêm phòng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40-60.

Mầm mống gây bệnh là do vi rút HPV gây ra. Đây là loại vi rút đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm. Vậy chị em đã có kiến thức về vắc xin HPV cũng như bênh ung thư cổ tử cung chưa?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

HPV là gì? Vắc xin HPV là gì?

HPV (Human Papillomavirus) là loại vi rút gây u nhú ở người. Hiện tại có hơn 1000 loại vi rút HPV khác nhau, trong đó chỉ có một số ít loại vi rút có khả năng gây ung thư cao. Không phải tất cả mọi người bị nhiễm vi rút HPV thì cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, theo các thống kê, 95% trường hợp ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV gây nên.

95% trường hợp ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV

Khả năng lây lan

Vi rút HPV có thể lây lan trực tiếp từ người sang người bằng các hình thức như tiếp xúc da với da, lây qua việc quan hệ tình dục qua các đường âm đạo, hậu môn và quan hệ bằng miệng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua quan hệ tình dục, trung bình là 40%.

Ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu giao hợp là 25% và trong suốt cuộc đời là 80%. HPV sẽ không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc tay nắm cửa.

Vắc xin phòng HPV

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số loại HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 loại 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 loại 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

Việc kết hợp vắc xin và sàng lọc cổ tử cung giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết hợp giữa tiêm vắc xin HPV và sàng lọc cổ tử cung là cách bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, tiêm chủng là can thiệp y tế công cộng đã được chấp thuận để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư liên quan đến virus HPV tại các cơ quan khác ngoài cổ tử cung.

Việc tiêm phòng vắc xin HPV rộng rãi có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới lên tới 90%. Bên cạnh đó, vắc xin có thể làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.

Vắc xin HPV hoạt động như thế nào?

Vắc xin HPV có cách thức hoạt động như nhiều loại vắc xin khác đó là giúp cơ thể chống lại việc nhiễm vi rút. Nó kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể và trong tương lai, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các loại vi-rút HPV, kháng thể sẽ liên kết với vi-rút và ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Tuy nhiên, các vắc xin HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi-rút gây ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những đối tượng cần tiêm vắc xin HPV

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người (HPV) gây ra. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV được chỉ định tiêm phòng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa và ở nam giới thì kéo dài đến 21 tuổi, một số trường hợp nam giới từ 22-26 tuổi vẫn có thể tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Vắc xin có hiệu quả kéo dài 30 năm nên các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm các tốt để chủ động phòng ngừa. Đối với trường hợp nữ giới đã quan hệ tình dục rồi vẫn có thể tiêm phòng được.

Theo Uỷ ban Tư vấn về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát và Chủng ngừa xây dựng các khuyến nghị về tiêm vắc xin HPV như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn nên lưu ý về độ tuổi khi quyết định tiêm phòng

  • Trẻ em và người lớn từ 9 – 26 tuổi: Tiêm phòng bệnh do HPV được khuyến nghị ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi (cả trẻ nam và nữ); thậm chí có thể bắt đầu sớm nhất là lúc 9 tuổi.
  • Người lớn từ 27 – 45 tuổi: Mặc dù vắc xin này được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm cho đến tuổi 45. Tuy nhiên, nó không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi.
  • Người đang mang thai: Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ có thể chờ sau khi sinh xong và đi tiêm loại vắc xin này.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin HPV

Vắc xin HPV là loại vắc xin rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi khắp nơi và rất an toàn. Tuy nhiên, vắc xin này cũng như nhiều loại vắc xin khác, khi chích ngừa cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng
  • Sốt nhẹ
  • Nổi mề đay
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin, có cách nào đề phòng ung thư cổ tử cung không? Theo bác sĩ Nam, ngoài việc tiêm phòng vắc xin phòng HPV, nữ giới vẫn có thể áp dụng một số cách để phòng tránh ung thư cổ tử cung như giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ, không lạm dụng thuốc tránh thai, không nên quan hệ tình dục quá sớm, đặc biêt là ở độ tuổi vị thành niên do trong giai đoạn này các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện và nhạy cảm nhất, virus HPV dễ xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống và vận động khoa học cũng góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng.

Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm, điều này có nghĩa là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.

Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những loại HPV khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Tiêm phòng vắc xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Hy vong, bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho chị em về loại vắc xin này.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ