Ứ mật thai kỳ có thể gây sảy thai và sinh non, làm sao để phòng ngừa tình trạng này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ứ mật thai kỳ khác hoàn toàn với việc ngứa ở vị trí bụng hay những bộ phận khác khi chúng bắt đầu phát triển lớn hơn khi em bé phát triển. Nhưng không phải tất cả các cơn ngứa khi mang thai đều có nguyên nhân như nhau.

Ứ mật thai kỳ là gì?

Chứng ứ mật thai kỳ là một rối loạn gan đặc trưng khi mang thai. Tình trạng hiếm gặp này xảy ra chỉ trong 0,1-2% thai phụ trên toàn thế giới. Bệnh thường phát triển ở giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng trong những trường hợp hiếm, bệnh có thể xuất hiện sớm nhất là trong ba tháng đầu. Ở những phụ nữ có xu hướng di truyền, sự gia tăng hormone trong thai kỳ gây ra vấn đề, trong đó axit mật chuyển từ gan vào máu.

Vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn vì gan đang làm việc cực kỳ chăm chỉ để phục vụ những hai người. Mật là dịch tiêu hóa được sản xuất ở gan giúp hệ tiêu hóa phân hủy chất béo. Sự gia tăng các hormone thai kỳ làm chậm dòng chảy thông thường của mật ra khỏi gan. Cuối cùng, sự tích tụ mật trong gan khiến các axit mật xâm nhập vào dòng máu. Các axit mật lắng trong các tổ chức mô của cơ thể có thể dẫn đến ngứa.

Những rủi ro của ứ mật thai kỳ cho mẹ và bé

Mặc dù vấn đề lớn nhất đối với các bà mẹ bị ứ mật thai kỳ là các cơn ngứa, nhưng có những rủi ro khác đối với em bé. Có thể kể đến như tỷ lệ thai chết lưu và sinh non cao hơn, biến chứng nhịp tim thai trong khi chuyển dạ và các vấn đề về phổi do tăng phân trong nước ối.

Nguy cơ thai chết lưu tăng lên khi nồng độ axit mật tích tụ cao hơn trong nhau thai, nước ối và thai nhi. Bởi vì thai chết lưu thường xảy ra vào khoảng  từ 37-39 tuần, và thông thường thai phụ bị ứ mật sản khoa vào tầm tuần thai thứ 37.

Làm thế nào để chẩn đoán thai phụ mắc chứng bệnh này?

Cách duy nhất để chẩn đoán ứ mật thai kỳ là thực hiện xét nghiệm máu. Thử nghiệm sẽ xem xét mức độ axit mật trong máu. Để có chẩn đoán chính thức, axit mật phải đo lớn hơn 10 micromole mỗi lít.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ thường lặp lại xét nghiệm máu để xem mức độ của axit mật đang hoạt động như thế nào. Tùy thuộc vào kết quả, có thể có các xét nghiệm khác được thực hiện để theo dõi thai nhi.

Ai có nguy cơ bị ứ mật thai kỳ?

Chứng ứ mật thai kỳ dường như có tính di truyền trong gia đình. Nó cũng phổ biến và dễ xảy ra hơn ở những phụ nữ mang đa thai (sinh đôi và sinh ba), mang thai thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, thai phụ có bệnh gan tiềm ẩn, cũng như phụ nữ gốc Chile và phụ nữ bản địa ở Bắc Mỹ cũng có xu hướng dễ mắc bệnh.

Phụ nữ bị ứ mật thai kỳ cũng có nhiều nguy cơ bị tái phát. Nghiên cứu gần đây cho thấy 90% khả năng tình trạng này sẽ tái phát trong các lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho rằng con số chỉ dao động trong khoảng 30-50%.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để điều trị tình trạng này?

Khi thai phụ bị hiện trạng này thì cần được theo dõi chặt chẽ hơn. Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ axit mật trong cơ thể, tình trạng này và việc bị ngứa có thể được điều trị bằng một loại thuốc gọi là axit ursodeoxycholic (hay gọi tắt là Urso). Thai phụ có thể được chỉ định uống tới ba lần một ngày, thường bắt đầu từ 250 miligam mỗi liều.

Thuốc sẽ được uống cho đến khi em bé chào đời và sau đó sẽ ngừng lại. Các bác sĩ nói rằng chức năng gan của người phụ nữ có thể sẽ trở lại bình thường ngay sau khi sinh, và điều đó có nghĩa là các cơn ngứa cũng tan biến.

Những biến chứng, bệnh lý trong thai kỳ rất phổ biến. Vì vậy, mẹ nên luôn phải kiểm tra, theo dõi bản thân để hiểu và nắm rõ thay đổi. Đồng thời, phải cho bác sĩ hay những dấu hiệu bất bình thường để được chẩn đoán kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo todaysparent

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu