Những tư thế của thai nhi trong bụng mẹ cho biết điều gì?

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ thường thay đổi thôi tuổi thai kì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ thường thay đổi theo tuổi thai kì. Nhiều bà mẹ khi siêu âm thường thắc mắc thai nhi ở tư thế nào là tốt nhất, tư thế nào thì đáng lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu về các tư thế của thai nhi, kiến thức được cung cấp bởi bác sĩ Valinda Riggins Nwadike, đến từ trường đại học University of Illinois College of Medicine (Mỹ).

  • Tư thế ngôi đầu trước
  • Tư thế ngôi đầu sau
  • Tư thế ngôi ngang
  • Tư thế ngôi mông

Tư thế ngôi đầu trước

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ tốt nhất là tư thế ngôi đầu trước. Nếu em bé nằm ở tư thế này thì mẹ có thể yên tâm để chờ đến ngày vượt cạn. Phần lớn thai nhi vào vị trí này trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, từ tuần 33 – 36 của thai kỳ.

Tư thế ngôi đầu trước (Nguồn: Medicalnewstoday.com)

Ở vị trí này đầu của thai nhi quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào lưng mẹ. Lưng bé lại hướng về bụng mẹ. Vị trí này có nghĩa là đầu của thai nhi có thể được ôm vào trong, cho phép toàn bộ phần thân thai nhi ép xuống cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở ra trong quá trình chuyển dạ, do đó, thuận lợi đẩy em bé ra ngoài khi mẹ rặn.

Ngoài ra, khi siêu âm, bác sĩ có thể mô tả vị trí thai nhi nằm hơi chệch sang trái, vị trí này được gọi là tư thế chẩm chậu trái trước (LOA), nếu thai nhi nằm chệch sang phải thì gọi là chẩm chậu phải trước (ROA). Một lần nữa, mẹ có thể an tâm nếu thai nhi nằm ở tư thế này vào những tuần cuối của thai kỳ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vợ chồng quan hệ trong thời điểm này chắc chắn sẽ mang thai!

Tư thế ngôi đầu sau

Ngược với ngôi đầu trước, lúc này, đầu của thai nhi vẫn hướng xuống phần xướng chậu nhưng bé nằm ở tư thế lật lại, nghĩa là lưng bé tựa vào lưng mẹ, mặt hướng về bụng mẹ. Ở tư thế này, thai nhi có thể khó ngóc đầu vào trong, điều này có thể khiến việc đi qua phần ống sinh nên khó khăn hơn. Đồng thời khiến việc dẫn đến chuyển dạ chậm hơn và lâu hơn so với tư thế ngôi đầu trước. Những con đau lưng của mẹ cũng bị tạo ra do trẻ nằm ở tư thế này.

Tư thế ngôi đầu sau ((Nguồn: Medicalnewstoday.com)

Thai nhi nằm ở tư thế này, nhiều khả năng là do người mẹ ngồi hoặc nằm quá nhiều trong thai kỳ, chẳng hạn như với những bà mẹ bị nghén ngủ, tình trạng này có thể xảy ra cao hơn những bà mẹ khác.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển dạ có khoảng 1/10 thai nhi nằm ở vị trí này, sau đó sẽ từ từ xoay người để về lại vị trí ngôi đầu trước. Tuy nhiên có đến 10 – 28% thai nhi vẫn sẽ giữ nguyên tư thế cho đến khi chào đời. Phần thân của cơ thể thai nhi nặng hơn phía trước, vì vậy thai phụ có thể hướng thai nhi lăn vào vị trí lý tưởng bằng cách nghiêng người theo hướng họ muốn.

Tư thế ngôi ngang

Tư thế ngôi ngang (Nguồn: Medicalnewstoday.com)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm ngang là khi thai nhi nằm ngang trong tử cung, lưng hướng về xương chậu, mặt và và chân hướng lên trên như tư thế nằm võng. Hầu hết thai nhi sẽ không ở vị trí này trong những tuần gần chuyển dạ. Tuy nhiên nếu thai nhi vẫn ở tư thế nằm ngang ngay trước khi sinh thì cần phải mổ lấy thai. Nếu không sẽ có nguy cơ phải cấp cứu y tế gọi là sa dây rốn. Khi bị sa dây rốn, người phụ nữ sẽ sinh dây rốn trong ống sinh trước khi sinh em bé.

Xem thêm:

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung, mẹ xem ngay để biết

Tư thế ngôi mông

Tư thế ngôi mông là khi thai nhi vẫn nằm ngửa thay vì nằm trong khung chậu của mẹ. Có nhiều loại tư thế ngôi mông, tư thế này lại chia thành 3 loại:

Ngôi mông hoàn toàn: Ở tư thế này, thai nhi “ngồi” với hai chân bắt chéo trước cơ thể, mông hướng về cổ tử cung, bàn chân gần mông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngôi mông thiếu mông (Frank): Ở tư thế này, thai nhi vẫn “ngồi” với mông hướng về cổ tử cung nhưng chân của thai nhi nằm thẳng hướng lên phía trước cơ thể, bàn chân ở gần mặt.

Ngôi mông kiểu bàn chân: Ở tư thế này, thai nhi vẫn “ngồi” nhưng có một hoặc cả hai bàn chân buông thõng dưới mông. Nếu một phụ nữ đẻ thường, một hoặc cả hai bàn chân sẽ đưa ra trước.

Tư thế ngôi mông (Nguồn: Medicalnewstoday.com)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những nguyên nhân khiến thai nhi nằm ở tư thế ngôi mông bao gồm:

  • Lượng nước ối bao quanh thai nhi không đạt mức tiêu chuẩn, quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
  • Thai phụ bị u xơ tử cung
  • Tử cung có hình dạng bất thường
  • Sản phụ mang đa thai. Có trường hợp thai phụ mang song thai, một thai nhi có thể ở ngôi đầu trước hoặc ngôi đầu sau trong khi thai còn lại ở tư thế ngôi mông.

­­­­Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ được cho là an toàn nếu thai nhi nằm ở ngôi đầu trước vào những tháng cuối thai kỳ. Nếu thời kỳ chuyển dạ bắt đầu mà thai nhi vẫn ở những tư thế khác, thai phụ cần nghe theo hướng dẫn kĩ lưỡng từ bác sĩ về phương pháp khắc phục để cuộc vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

Nguồn thông tin: Different baby positions during pregnancy: What to know – medicalnewstoday.com

Xem thêm:

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan