Bé trai bị tái sốc sốt xuất huyết được cứu sống nhờ truyền hơn 2l máu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM cho biết các bác sĩ vừa truyền hơn 2l máu cứu 1 bé trai tái sốc sốt xuất huyết với nhiều biến chứng nặng.

Truyền hơn 2l máu cứu bé trai tái sốc sốt xuất huyết

Được biết bé trai tên là B.M.M. (13 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) bị tái sốc sốt xuất huyết với nhiều biến chứng nặng. Trước đó, bé M. được chuyển viện đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

Ngay sau đó bệnh nhi được điều trị tích cực chống sốc. Tuy nhiên sau một ngày nhập viện, bé M. tái sốc 1 lần, xuất hiện tràn dịch màng phổi và bụng, còn xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng dần, phải đặt nội khí quản, thở máy. Ngoài ra, các bác sĩ còn phải chọc dò ổ bụng và truyền hơn 2l máu, chế phẩm máu để giải quyết tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng.

Sau thời gian hồi sức tích cực, hiện sức khỏe bé M. đã hồi phục, tỉnh táo dần, chức năng gan hồi phục tốt, được cai máy thở.

Hơn 60 trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện Nhi Trung Ương

Thời gian vừa qua, Hà Nội liên tục ghi nhận các ổ dịch, ca mới mắc sốt xuất huyết, đáng chú ý đã có 2 ca tử vong liên quan đến bệnh này.

Tại Trung tâm các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 60 ca mắc sốt xuất huyết, chủ yếu là mắc ở thời điểm tháng 8 và tháng 9. Dự kiến con số có thể tăng lên trong những ngày tới đây do đang là thời điểm mùa mưa.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết trong số các trẻ nhập viện điều trị sốt xuất huyết rất đa dạng về độ tuổi, may mắn là hiện chưa có trường hợp nào trẻ nguy kịch hay tử vong. Thậm chí có nhiều trẻ nhũ nhi cũng đã nhập viện do mắc căn bệnh này. Đã có trường hợp cháu bé mới 5 – 6 ngày tuổi mắc bệnh, nguyên nhân có thể do mẹ mắc sốt xuất huyết sau đó bị muỗi đốt, con muỗi đó lại đốt sang người trẻ khiến trẻ bị mắc bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cẩn trọng với sốt xuất huyết đang bắt đầu vào giai đoạn cao điểm

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, so với năm 2019, số ca sốt huyết năm nay thấp hơn 72%. Số ca bệnh hàng tuần đều ít hơn so với tuần cùng kỳ.

Tuy nhiên, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Dự báo trong những tuần sắp tới số ca bệnh sốt xuất huyết hàng tuần sẽ tiếp tục tăng theo mùa. Do vậy, nếu toàn thể cộng đồng không thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng thì nguy cơ xảy ra các ổ dịch sốt xuất huyết tại thành phố là rất lớn.

Bên cạnh việc phòng bệnh, thì việc hiện sớm bệnh và chăm sóc theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách cũng rất quan trọng. TP. HCM đã ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân nữ 16 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết. Cũng trong tháng 8, tại một số tỉnh thành khác cũng ghi nhận các trường hợp tử vong vì bệnh này.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo mọi người dân, khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển biến nặng cần đến ngay cơ sở y tế như sau:

  • Nôn nhiều, đau bụng nhiều
  • Có những dấu hiệu xuất huyết: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài cầu phân đen, xuất huyết âm đạo ở nữ
  • Ở trẻ em cần lưu ý dấu hiệu tay chân trẻ lạnh, trẻ hết sốt nhưng vẫn mệt. Khi có dấu hiệu này thì cũng đã trễ vì nguy cơ trẻ đã bị tụt huyết áp, shock.

Cần theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng chứ không chờ cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu rất nặng rồi mới chuyển bệnh nhân nhập viện.

Theo tuoitre

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi