Quyết định mang thai là một cột mốc lớn trong đời. Trước khi thụ thai nên làm gì để cơ thể sẵn sàng chào đón em bé. Dưới đây là danh sách những gì bạn có thể làm trong tháng tới để chuẩn bị cho việc thụ thai.
Trước khi thụ thai nên làm gì? 7 ngày đầu tiên
Ngày 1: Dừng dùng các hình thức kiểm soát sinh sản
Nếu bạn muốn thụ thai, bạn sẽ cần phải ngừng mọi hình thức kiểm soát sinh sản mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể mang thai ngay sau khi dừng một số loại biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai.
Ngày 2: Bắt đầu dùng vitamin tổng hợp trước khi thụ thai
Mang thai đòi hỏi nhiều vitamin. Vitamin tổng hợp sẽ giúp bạn tránh được bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào trong thời kỳ đầu mang thai.
Ngày 3: Bổ sung Axit Folic
Bạn cần dùng ít nhất 400 đến 800 microgam axit folic mỗi ngày. Một số vitamin tổng hợp sẽ có cả axit folic.
Ngày 4: Trước khi thụ thai, hãy nhớ ăn thật ngon
Bạn cũng có thể có được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Nếu được, hãy ăn trái cây và rau hữu cơ để hạn chế tiếp xúc với độc tố.
Ngày 5: Tập thể dục
Tập thể dục ít nhất bốn đến năm lần một tuần là một cách tuyệt vời khác để chuẩn bị mang thai.. Bạn có thể đi bộ nhẹ 10 đến 15 phút mỗi lần, hoặc chạy bố, đạp xe, đi bộ đường dài.
Ngày 6: Kiểm tra sức khỏe tổng quát là việc quan trọng cần làm trước khi thụ thai
Khi bạn chẩn bị mang thai, khám sức khỏe vô cùng quan trọng. Bạn cũng có thể hỏi cụ thể bác sĩ về những tình trạng sức khỏe của mình nếu có.
Ngày 7: Tiêm chủng
Tiêm chủng là để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và em bé.
Ngày 8 – 15 trong chuỗi 30 ngày trước khi thụ thai
Ngày 8: Kiểm tra sức khỏe sinh sản
Bạn có thể cần gặp bác sĩ sản khoa để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và sàng lọc để sẵn sàng mang thai.
Ngày 9: Theo dõi chu kỳ của bạn trước khi thụ thai
Thụ thai đúng vào ngày rụng trứng có thể giúp bạn có thai nhanh hơn. Ngoài theo dõi độ dài chu kỳ và ngày rụng trứng, hãy quan sát những dấu hiệu bất thương như rong kinh, kinh nguyệt không đều.
Ngày 10: Hạn chế tiếp xúc với độc tố
Tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho em bé. Hãy tránh những hóa chất sau đây:
- Nước hoa tổng hợp
- Sử dụng sản phẩm không có BPA
- Dùng sản phẩm chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân không có hóa chất
- Dừng thực hiện một số dịch vụ làm đẹp có dùng hóa chất
Ngày 11: Thực hành giảm căng thẳng
Hãy tìm những cách giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả, ví dụ yoga. Bạn sẽ cần đến chúng khi bị căng thẳng trong quá trình thụ thai.
Ngày 12: Trước khi thụ thai, hãy thử tập Yoga
Yoga có một số lợi ích cho khả năng sinh sản của bạn. Bạn sẽ chuẩn bị được cả tinh thần và kéo giãn cơ thể để chuẩn bị mang thai.
Ngày 13: Khám răng
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể bạn có thể ảnh hưởng đến lợi và răng của bạn. Thói quen đánh răng tốt trước khi mang thai có thể giúp tránh viêm nướu và sâu răng khi mang thai.
Ngày 14: Bỏ thuốc lá, rượu và ma túy
Hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu có thể gây hại cho thai nhi. Ví dụ bé có thể bị sinh non, dị tật bẩm sinh, chết lưu.
Ngày 15: Quan hệ tình dục trước khi thụ thai
Hãy quan hệ thật tự nhiên và đầy đam mê. Đừng biến tình dục thành nhiệm vụ thụ thai. Ngoài ra, hãy quan hệ nhiều lần mà không có biện pháp bảo vệ trong suốt khoảng thời gian này.
Ngày 16 – 30
Đây là khoảng thời gian để bạn làm mọi việc giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và em bé.
- Đạt cân nặng khỏe mạnh: Nếu chỉ số BMI của bạn rơi vào nhóm thừa cân hoặc thiếu cân, hãy tìm cách để có cân nặng lành mạnh trước khi mang thai.
- Thu thập lịch sự y tế của gia đình: Sức khỏe của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
- Trao đổi với bác sĩ để kiểm tra những loại thuốc bổ sung bạn đang sử dụng
- Ngủ ngon
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn: Khi mang thai, bạn dễ bị cảm lạnh, cúm và các bệnh khác. Hãy bổ sung có cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C
- Tìm hiểu những việc được làm và không được làm khi mang thai
- Chuẩn bị bảo hiểm sinh sản
Lời kết
Điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, hãy giữ sự giao tiếp cởi mở với người bạn đời. Trao đổi thẳng thắn về những lo lắng khi chuẩn bị mang thai là chìa khóa để giữ mối quan hệ của bạn lành mạnh.
Bạn đã biết trước khi thụ thai nên làm gì? Đừng nhớ uống vitamin tổng hợp nhưng lại quên những liều thuốc cho sức khỏe tinh thần của mình, bạn nhé!
Xem thêm
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu – Dành cho những chị em sắp “có tin vui”
- 3 nguyên tắc về tư thế nằm sau khi quan hệ vợ chồng cần nhớ kĩ để sớm có thai
- Các bước chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai cực chuẩn cho chị em sắp làm mẹ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!