Nhận biết triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em để chữa trị kịp thời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm những triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em để đưa bé đi bệnh viện kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu về ruột thừa

Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa, nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng(đoạn đầu tiên của ruột già). Vai trò của ruột thừa đến nay vẫn còn bàn cãi.

Có giả thiết cho rằng, ruột thừa đóng vai trò như 1 kho chứa các lợi khuẩn có ích, giúp khôi phục lại hệ tiêu hóa sau các đợt nhiễm trùng. Cũng có giả thiết khác cho rằng ruột thừa không hề có vai trò gì đặc biệt trong cơ thể.

Nguyên nhân trẻ bị đau ruột thừa

Khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn bởi các dị vật như sỏi phân, thức ăn, ký sinh trùng, khối u hoặc khối hạch phì đại,… dịch trong lòng ruột thừa sẽ bị ứ đọng, làm tăng áp lực bên trong lòng ruột thừa, bên cạnh đó là sự phát triển của vi khuẩn khiến ruột bị hoại tử, gây viêm và đau ruột thừa ở trẻ em.

Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh và có thể vỡ dễ dàng, làm mủ lan tràn khắp ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.

Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em

Đau vùng bụng dưới

Vị trí của ruột thừa trong cơ thể chúng ta là ở vùng bụng bên phải. Vì vậy nếu bé thấy đau vùng bụng dưới bên phải, đặc biệt là khi di chuyển, hít thở, ho, hắt hơi hay khi chạm vào bụng, đó có thể là một trong những triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em. Ngoài ra, đau ruột thừa còn có thể kèm theo sưng tấy đỏ vùng bụng, đặc biệt là vùng hố chậu phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác như dị ứng thức ăn, khó đi tiêu, sỏi mật, viêm loét đại tràng, viêm ruột,… Vì vậy, mẹ nên theo dõi bé thêm một số triệu chứng dưới đây nữa để có kết luận chính xác.

Đau khi đi tiểu

Khi bị đau vùng bụng dưới, trẻ có thể bị rối loạn đường tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên, ngoài ra trẻ cũng có thể bị đau khi đi tiểu. Đây cũng là một triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em mà ba mẹ cần lưu ý.

Biếng ăn

Không tự nhiên mà trẻ trở nên biếng ăn so với bình thường. Nếu trẻ không muốn ăn 1–2 bữa thì đó cũng chỉ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục nhiều ngày, đó có thể là trẻ đã gặp vấn đề về sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt

Trẻ nhỏ hay bị sốt khi cơ thể nhiễm trùng. Nếu con bị sốt từ 37–39°C thì đó có thể là một trong những triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em.

Buồn nôn và nôn

Đây cũng là dấu hiệu trẻ có thể bị đau ruột thừa. Nếu thấy con buồn nôn hoặc nôn liên tục ra thức ăn, nôn ra dịch dạ dày,… thì ba mẹ nên đưa con đi bác sĩ ngay lập tức.

Tiêu chảy hoặc táo bón

Khi bị đau ruột thừa, trẻ có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón liên tục trong nhiều ngày cũng là một trong những triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em.

Một số triệu chứng khác

  • Khó thở
  • Môi khô
  • Lưỡi bẩn

Đau ruột thừa ở trẻ em chữa trị như thế nào?

Bệnh đau ruột thừa ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể làm vỡ ruột thừa, dẫn đến viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là 2 cách điều trị đau ruột thừa ở trẻ em:

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Sau khi xác định được triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em, bác sĩ thường sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật cắt bỏ. Nếu áp xe ruột thừa bị vỡ, chất lỏng và mủ cần phải được xử lý ngay để tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng thuốc kháng sinh

Đối với ruột thừa ở trẻ em chỉ vừa có dấu hiệu bị viêm, nhiều bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc kháng sinh để điều trị trước khi làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa 6-8 tuần. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em có tỷ lệ hồi phục khá cao và không để lại nhiều biến chứng nếu cắt bỏ ruột thừa luôn trong vòng 24 giờ sau khi chẩn đoán.

Trẻ bị đau ruột thừa nằm viện trong thời gian bao lâu?

Thời gian trẻ nằm viện khi bị đau ruột thừa lâu hay mau còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của từng bé:

  • Thông thường, sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ nằm lại bệnh viện để theo dõi trong 12-24 tiếng, nếu không có biến chứng gì, trẻ sẽ được xuất viện
  • Đối với trẻ bị vỡ ruột thừa, bé phải nằm viện khoảng 5-7 ngày và liên tục dùng kháng sinh cũng như thuốc tiêm tĩnh mạch để giảm đau
  • Nếu trẻ bị viêm phúc mạc ruột thừa thì phải nằm viện khoảng 2 tuần

Vừa rồi là những thông tin giải đáp những câu hỏi liên quan đến hiện tượng đau ruột thừa ở trẻ em. Trẻ nhỏ thường rất khó để ba mẹ phát hiện bệnh đau ruột thừa ở con. Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý thật kỹ để phát hiện những bất thường và chữa trị kịp thời cho con để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy