Trị rôm sảy cho bé với 5 phương thuốc dân gian an toàn và hiệu quả

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có biểu hiện như những mụn nước dưới da nhỏ cỡ đầu đinh ghim, 1-3mm. Mụn nước thường màu đỏ, đôi khi có mụn mủ trắng. Các nốt này thường mọc thành từng đám, có khi dày đặc, có lúc rải rác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trị rôm sảy cho bé sơ sinh là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là khi thời tiết nóng bức bệnh sẽ trở nặng hơn khiến các bé rất khó chịu. Khi này, mẹ hãy phòng ngừa rôm sảy cho trẻ bằng cách luôn để trẻ ở khu vực thoáng mát như mở điều hòa, quạt, mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ,… Đôi khi rôm sảy sẽ cần phải điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm triệu chứng ngứa ngáy ở một số trường hợp trẻ bị rôm sảy quá nặng.

  • Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi nào?
  • Triệu chứng rôm sảy ở bé
  • Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy
  • Điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian
  • Những lưu ý khi trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi nào?

Thời tiết nóng sẽ gây tiết mồ hôi nhiều hơn, đây là tình trạng kích ứng da phổ biến hay gặp. Đặc biệt là vào mùa hè lượng mồ hôi không thoát hết sẽ đọng lại trong các ống bài tiết trên da. Các chất bẩn, bụi bặm và bã nhờn sẽ bịt kín lỗ chân lông, tắc tuyến mồ hôi khiến bé bị nổi rôm sảy,.. nhiều mẹ đau đầu tìm cách trị rôm sảy cho bé mùa hè.

Song song đó, độ ẩm cao làm giãn các mao mạch trên da, vô tình khiến vi khuẩn thuận lợi xâm nhập tạo rôm sảy.

Bạn có thể xem:

Tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh có giúp trị dứt điểm rôm sảy hay không?

Triệu chứng rôm sảy ở bé

Da nóng bất thường. Vùng bị rôm sảy có thể xuất hiện quầng đỏ diện rộng. Cổ, ngực, lưng và những nếp gấp của cơ thể là những vị trí thường xuất hiện rôm sảy đầu tiên.

Mụn nước nhỏ xuất hiện trên một diện tích lớn của da. Rôm sảy được thể hiện bằng những mụn nước dưới da nhỏ cỡ đầu đinh ghim, 1-3mm. Mụn nước thường màu đỏ, đôi khi có mụn mủ trắng. Các nốt này thường mọc thành từng đám, có khi dày đặc, có lúc rải rác.

Rôm sảy cũng có dạng tinh thể. Loại này không có viêm. Mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao. Khi khỏi bệnh để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vùng bị rôm sảy có thể bị trầy xước bởi quần áo khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, hay quấy khóc. Hoặc bé gãi ngứa sẽ gây nhiễm trùng, tổn thương đến làn da mỏng manh của bé.

Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy

Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rôm sảy ở bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mồ hôi không thoát ra được. Cụ thể như sau:

  • Ống tuyến mồ hôi bị bít tắc do bụi bẩn tồn lại dưới da ngày nóng hoặc vi khuẩn trú ngụ ngoài da.
  • Quần áo mặc quá chật gây bí hơi, nóng rộp.
  • Bố mẹ vệ sinh bé chưa sạch. Hoặc ngược lại, bố mẹ ủ ấm bé quá kỹ do sợ nhiễm lạnh.
  • Nhà cửa không thông thoáng.
  • Bé vận động với cường độ cao trong thời tiết nắng nóng.
  • Lý do khách quan là nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm.

Tất cả đều là những yếu tố thuận lợi gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi của bé. Hiểu được nguyên nhân giúp mẹ tìm được cách trị bệnh rôm sảy cho bé hiệu quả.

Điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Tóm lại, rôm sảy là tình trạng thường xuyên bắt gặp ở trẻ khi thời tiết khô nóng, rôm sảy sẽ tự khỏi và lặn hết khi thời tiết mát mẻ trở lại và không gây tác hại gì. Nhưng đối với một số trường hợp rôm sảy sẽ khiến trẻ ngứa ngáy và gãi nhiều khiến da bị sây sát dẫn đến nhiễm trùng, hình thành mụn mủ và mụn nhọt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể phòng ngừa rôm sảy cho trẻ hiệu quả bằng cách luôn để trẻ ở khu vực thoáng mát như mở điều hòa, quạt, mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ,… Đôi khi rôm sảy sẽ cần phải điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm triệu chứng ngứa ngáy ở một số trường hợp trẻ bị rôm sảy quá nặng

Lá trà xanh

Không chỉ có tác dụng diệt khuẩn tốt do có chứa chất chống oxy hóa cao, trà xanh có tác dụng kháng viêm, làm mát da. Vì thế, đây là loại lá được nhiều mẹ tin dùng khi điều trị rôm sảy cho bé.

Hướng dẫn:

  1. Mẹ chọn 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và chờ ráo nước. Mẹ nên chọn lá trà xanh tươi để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
  2. Dùng tay vò nát rồi cho vào nồi nước khoảng 5lit đun trong 5-10 phút.
  3. Chờ đến khi nước nguội thì vớt xác lá ra. Mẹ dùng nước đó tắm cho bé.

Lá tía tô

Sát khuẩn, phát tán phong hàn, trị bệnh hiệu quả bằng cách cho ra mồ hôi là “điểm cộng” khiến lá tía tô thuyết phục người bệnh.

Bên cạnh đó, lá tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm mát da. Đặc biệt, nhà có bé bị rôm sảy hay dùng lá tía tô trị bệnh vì độ hiệu quả, an toàn và không kích ứng da. Cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh này được nhiều mẹ tin dùng và hiệu quả cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn:

  1. Mẹ lấy 1 nắm lá tía tô, sau đó rửa sạch và chờ ráo nước.
  2. Cho vào cối giã nát để lấy nước.
  3. Mẹ dùng nước tía tô nguyên chất đó để chấm lên toàn bộ vùng bị rôm sảy.
  4. Khoảng 15 phút sau, khi thấy khô bề mặt, mẹ nên tắm lại hoặc lau bé bằng nước ấm. Vài lần mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi tình trạng rôm sảy khó chịu.

Mướp đắng (khổ qua)

Mát và làm dịu da rất tốt là tác dụng nổi bật của mướp đắng. Mướp đắng sẽ giúp điều trị rôm sảy cho bé,giúp thanh nhiệt giải độc và không bị ngứa ngáy nữa.

Hướng dẫn:

  1. Mẹ chọn 2 quả mướp đắng to, rửa sạch và chờ cho ráo nước.
  2. Giã nhuyễn hoặc xay nhỏ với chút muối trắng.
  3. Lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất rồi hòa vào nước tắm cho bé.

Bạn có thể xem:

Lá kinh giới

Đây là loại lá có chứa tới 1% tinh dầu với nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm và có nhiều kháng sinh tự nhiên. Do đó, tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da của lá kinh giới rất tốt.

Hướng dẫn:

  1. Mẹ lấy 1 nắm lá kinh giới, sau đó rửa sạch và chờ ráo nước.
  2. Vò nhẹ rồi cho vào nồi nước đun sôi.
  3. Chờ nước nguội rồi tắm cho bé hàng ngày cho đến khi hết bệnh.

Lá khế

Lá khế có vị chua, có tác dụng giải nhiệt tản độc rất tốt. Vì thế, lá khế thường được dùng để chữa các loại mụn nhọt, mề đay hoặc hăm tã, ngứa ngáy và trị rôm sảy cho bé.

Hướng dẫn:

  1. Mẹ lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch và chờ ráo nước.
  2. Tách bỏ phần gân cứng của lá. Sau đó đem xay nhỏ với muối và nước.
  3. Lọc lấy nước và bỏ bã lá. Mẹ dùng nước này để pha nước tắm cho bé mỗi ngày cho đến khi hết rôm sảy.

Những lưu ý khi trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian

  • Mẹ nên hiểu da bé nhà mình thuộc loại da gì để chọn tắm lá phù hợp.
  • Đảm bảo rửa sách các lá trước khi dùng để trị bệnh cho bé. Mẹ nên ngâm nước muối hoặc thuốc tím để đảm bảo an toàn.
  • Những loại lá này không hòa tan được chất nhờn trên da. Do đó, mẹ cần tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước.
  • Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm của con để bé không bị xót.
  • Đừng đun nước lá quá đặc. Lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da, khiến làn da đang bị tổn thương sẽ nhiễm khuẩn nhiều hơn, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm.

Làn da bé vô cùng mỏng manh và dễ tổn thương. Bảo vệ chu đáo sẽ tránh bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến rôm sảy. Chúc mẹ và bé cùng vượt qua tình trạng khó chịu này nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Rôm sảy ở trẻ  – Bệnh viện nhi đồng TPHCM

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Nhi Le