Trẻ bị rắn cắn khi đang ngủ - Dạy con ứng phó với nguy hiểm từ động vật

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị rắn cắn khi đang ngủ - được đưa đi cấp cứu gấp

Trẻ bị rắn cắn khi đang ngủ: Bé trai đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Cha mẹ hãy cùng tham khảo cách dạy con ứng phó với nguy hiểm nhé!

Trẻ bị rắn cắn khi đang ngủ - được đưa đi cấp cứu gấp

Rắn cắn một em bé khi đang ngủ: Đội cứu hộ đã tìm ra rắn độc

Tại Ipoh, sáng thứ hai ( ngày 4 tháng 12) đã phát hiện một bé trai mới 2 tuổi đã bị thương do rắn độc cắn vào chân trái khi đang ngủ tại nhà riêng.

Theo các nhà chức trách địa phương, cháu Muhammad Izz Fayat Sumardi đã bị rắn cắn vào lúc 7.15 sáng, khi cháu đang ngủ với mẹ trên đệm trong phòng riêng.

Rắn cắn một em bé khi đang ngủ: Đội cứu hộ đã tìm ra rắn độc

Bố cháu, anh Sumardi Chek Had, sau ca đêm, đã trở về nhà, và thấy con khóc liền lại gần quan sát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cháu giãy giụa khóc trong đau đớn. Và bên chân trái cháu rỉ máu hai vết rắn cắn.

Cháu bé ngay lập tức được đưa tới bệnh viện. Đội An Ninh Địa Phương đã tới hiện trường và bắt lại con rắn độc.

Người cha kể lại: trên đường tới bệnh viện, tay cháu xanh xao dần và cơ thể cháu rất yếu.

Rắn cắn một em bé khi đang ngủ: Đội cứu hộ đã tìm ra rắn độc

Rất kịp thời cháu được Phòng Cấp Cứu nhận và chăm sóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Mặc dù hiện giờ cháu sưng tấy toàn chân trái, nhưng cháu vẫn tỉnh táo và có thể ăn được. Bác sỹ cũng đã chẩn đoán và cho thấy phổi và thận của cháu vẫn hoạt động bình thường" - bố cháu chia sẻ.

Dạy con ứng phó với nguy hiểm từ động vật

Chớ làm kẻ gây hấn

Trừ những thú dữ ăn thịt, hầu hết các con vật đều hiền hòa, không chủ động gây hại cho người; những phản ứng của chúng thường mang tính tự vệ trước kẻ mà chúng cho là gây hấn. Phụ huynh nên nhắc nhở trẻ không bao giờ được quấy rầy khi thú đang ngủ, đang ăn hoặc chăm sóc con.

Vì không hiểu biết, hồn nhiên hay quá cưng yêu thú vật, trẻ có thể bất ngờ sờ chạm, hôn hít con vật, khiến chúng giật mình, hoảng hốt có thể quay lại cắn, quào. Phải luôn đánh động cho thú nghe thấy, nhìn thấy hoặc ít nhất là đánh hơi thấy mình rồi mới được tiếp cận (không được tiếp cận bất ngờ, nhất là từ phía sau đuôi hoặc lưng).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cố gắng giữ bình tĩnh

Hãy thật bình tĩnh, đứng yên, hai tay khép sát thân mình, không được la hét; từ từ bước lùi ra xa, rút lui trong tĩnh lặng; tránh nhìn thẳng vào mắt chó vì đó là hành động thúc giục nó lao đến. Nếu chó tấn công, hãy cố gắng tống về phía mõm nó bất kỳ thứ gì: áo khoác, cuốn sách, cặp, xe đạp, nhánh cây để ngăn cản nó tiếp xúc với mình.

Có thể nhảy lên chỗ cao để “tỵ nạn”. Trường hợp bị chó đuổi theo tấn công, hãy nằm lăn ra đất, dùng tay ôm đầu, che mặt, cuộn tròn mình như tư thế bào thai để “thay lời muốn nói” rằng “tôi chịu thua, xin tha”.

Tiên liệu những rủi ro

Phụ huynh nên cung cấp cho trẻ kiến thức về các chủng loài động vật một cách cụ thể, phong phú, có hình ảnh, âm thanh kèm theo để trẻ dễ dàng nhận diện chúng, mau chóng tìm giải pháp ứng phó khi gặp các mối nguy từ con vật đó. Lưu ý, không dạy phiến diện, cẩu thả theo kiểu “con ong có màu vàng”, đến khi gặp con ong màu đen, trẻ không sợ, không tránh vì đó không phải là… con ong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý khi bị tấn công

Khi bị rắn cắn, ong chích…, trẻ không nên động đậy, gắng sức cũng như không cố nặn máu ở vết cắn khiến nọc độc càng lan tỏa. Nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng, chườm nước đá, tuyệt đối không dùng nước mắm, nước bọt, kem đánh răng, lá cây thoa lên vết thương vì có thể càng gây sưng tấy, nhiễm trùng; nhanh chóng nhờ người lớn đưa đến trạm y tế gần nhất.

Nguồn: CNA/am và Channelnewsasia.com

Bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh