Các thói xấu cho thấy bé 1 - 3 tuổi phát triển bình thường, thậm chí là khá tốt!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ tập đi thích ném đồ, thích thử thách mọi giới hạn mà người lớn nói “Không” và bản thân thì luôn nói “Không” với mọi thứ…. những trò ăn vạ, lê lết, khóc lóc làm cha mẹ đôi khi điên đầu và luôn bị người lớn đóng khung “HƯ”, “KHÔNG NGOAN”…

Gần như mọi trẻ tập đi ở độ tuổi từ 1 – 3 tuổi đều trải qua thời kỳ hành vi tâm lý này cả, cho nên mới có khủng hoảng lên 2, khủng hoảng lên 3. Mỗi lần như vậy đều là những khả năng học hỏi của trẻ. Nếu ba mẹ biết thì sẽ xử lý tốt hơn, và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Dưới đây là một số hành vi hay thói quan xấu mà ba mẹ có thể thấy ở hầu hết đứa trẻ từ 1 – 3 tuổi. Điều an ủi là đây là những hành vi bình thường của các bạn nhỏ và một phần thiết yếu giúp các bạn phát triển về trí tuệ cảm xúc và hiểu biết về thế giới xung quanh mình.

1. Mất tập trung

Những đứa trẻ ở độ tuổi này hay là ba mẹ nổi cáu lên vì làm việc gì với chúng cũng mất thời gian, từ đi ngủ, đi tắm, vệ sinh đến ăn cơm, thay quần áo. Thậm chí, chỉ đi thôi mà chúng cũng ngó nghiêng, ề à, chậm chạp. Bình tĩnh nào, hãy dành cho con thời gian để quan sát, học hỏi và ghi nhớ – tất cả những điều con làm là đang tích lũy hiểu biết cho tương lai.

2. Cái gì cũng nói ‘Không’ – Đặc trưng tâm lý của trẻ tập đi

Giai đoạn này là bước ngoặt với trẻ. Bố mẹ có thể thấy con mình từ “dễ bảo” sang ngang bướng hơn. Bé không thích đánh răng, thay quần áo thì khóc và thậm chí cũng chẳng hào hứng khi được đi chơi… Bé thích làm theo ý của mình bởi từ bé dần nhận thức được sự độc lập và nói “Không” với những yêu cầu là cách bé thể hiện rằng mình đã lớn. Bố mẹ đừng áp đặt mà cần tìm hiểu tâm lý và hướng bé tới cách cư xử đúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Ăn vạ

Tính cách xấu xí này thực chất là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển phong phú về mặt cảm xúc của trẻ. Thay vì làm theo những yêu cầu của bố mẹ, đồng ý chơi bất kỳ món đồ chơi nào được đưa cho thì trẻ đã biết thể hiện sở thích. Trẻ dễ nổi cáu khi không được đáp ứng mong muốn. Tất nhiên, điều này nếu trở thành thói quen thì không tốt chút nào nhưng nó thực sự quan trọng, đánh dấu sự phát triển bình thường của trẻ.

Đặc trưng tâm lý của trẻ tập đi

4. Cái gì cũng hỏi ‘Tại sao?’

Hầu hết các bậc cha mẹ đều than phiền rằng họ không có đủ kiên nhẫn để trả lời các câu hỏi liên tục của trẻ nhưng ở độ tuổi này, trẻ thực sự có nhu cầu tìm hiểu rất lớn. Chúng muốn biết cặn kẽ về mọi thứ nên sự giải thích của cha mẹ dường như chẳng thể làm chúng hài lòng. Tuy vậy, đừng lờ đi câu hỏi của trẻ hoặc đe nẹt khiến bé sợ mà không dám hỏi nữa. Trẻ càng hỏi nhiều càng thông minh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặc trưng tâm lý của trẻ tập đi

5. Đòi đọc đi đọc lại một câu chuyện

Mặc dù bố mẹ mua cho con hàng chục quyển truyện tranh rực rỡ màu sắc nhưng bé lại chỉ thích một quyển trong một thời gian nhất định và bắt bố mẹ đọc đi đọc lại cho nghe. Bố mẹ có thể cảm thấy nhàm chán nhưng với trẻ, chúng lại rất thích thú bởi chúng biết được những tình tiết sẽ xảy ra trong câu chuyện. Việc lặp đi lặp lại một câu chuyện cũng giúp trẻ ghi nhớ được vốn từ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

6. Không lúc nào ngồi yên

Trong khi bạn đã mệt nhoài sau một ngày làm việc thì đứa con của bạn vẫn chạy, nhảy, leo trèo khắp phòng, như thể đang thừa năng lượng vậy. Đó là điều bình thường ở một đứa trẻ trong độ tuổi 1-3. Hãy nghĩ mọi thứ thật đơn giản và dọn dẹp phòng ốc gọn gàng, tránh các vật có thể nguy hiểm cho trẻ để dành chỗ cho bé vui chơi. Khi bé mệt sẽ tự biết dừng lại nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện, bố mẹ hãy cho bé ra ngoài chơi nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Phá bỏ mọi nguyên tắc

Mọi điều bố mẹ quy định cho bé trước đó thì tới tuổi này, bé lại phá bỏ hết. Đừng vội mắng bé là một đứa trẻ hư và đưa ra hình phạt cho bé. Cách hành xử cứng nhắc có thể tạo tâm lý “cùn” cho trẻ. Tuy vậy, việc đặt ra các nguyên tắc là cần thiết. Bố mẹ hãy đưa ra những nguyên tắc mới phù hợp với độ tuổi của bé và nhắc nhở bé thực hiện.

8. Nghịch thức ăn

Bạn đã mất rất nhiều thời gian để nấu một bữa thật ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho con nhưng bé chỉ ngồi nghịch ngợm đĩa thức ăn đó, vung vẩy khắp sàn nhà mà chẳng “đánh chén” nhiệt tình. Đây là tình huống chung của không ít bà mẹ và hầu hết các mẹ đều cảm thấy chán nản, thậm chí “phát điên” lên.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học lại chỉ ra rằng, bé sẽ ghi nhớ tên món ăn nhanh hơn nếu được thoải mái chơi đùa với chúng. Với trẻ, ăn không chỉ là để no mà còn là lúc bé khám phá, học hỏi nhiều hơn. Bé có thể cảm nhận được hình dạng, mùi, vị của thức ăn khi tự tay sờ, nắm chúng. Vì thế, hãy để mỗi bữa ăn của trẻ là một giờ vui, tạo sự thích thú với việc ăn uống.

Nếu bé nhà bạn có những hành vì, thói quen này, đừng quá lo lắng vì đây là hành vi phát triển bình thường của mọi đứa trẻ sẽ đi qua. Đây là cách bé học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, các giới hạn và rào cản. Bạn chỉ cần làm gương tốt, giải thích, kiên trì, và nhất quán với đúng sai, thì con bạn sẽ phát triển ra khỏi những thói xấu này!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm bài liên quan:

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ – Đánh giá năng lực của trẻ từ 1 -2 tuổi

Bài viết của

MeKrobis