Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày khiến cho ba mẹ đau đầu và rối bời vô cùng vì không biết con đang bị làm sao. Cùng điểm qua các nguyên nhân để có thể có biện pháp xử lý phù hợp mẹ nhé.
Thế nào là hội chứng trẻ sơ sinh quấy khóc
Trẻ sơ sinh khóc là một hiện tượng khá tự nhiên mỗi lúc bé muốn truyền đạt cảm xúc. Tuy nhiên tình trạng trẻ không chỉ khóc to bằng miệng mà còn kết hợp cả những động tác khua khoắng tay chân, hoặc thậm chí vặn mình, vận động cả toàn thân là hiện tượng trẻ quấy khóc.
Thường đây là lúc bé muốn truyền tải một thông điệp đến ba mẹ về nhu cầu và tình trạng sức khoẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày
Mẹ ơi con đói bụng!
Những năm tháng đầu đời, nhất là những bạn lần đầu làm mẹ, chưa biết cách cho bé bú nên chưa thể nhận biết khi nào là bé đã bú đủ. Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc kèm theo nhóp nhép miệng thì khả năng cao bé còn hay đang đói bụng.
Hội chứng Colic
Ngoài nguyên nhân đói bụng thì bé bị hội chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là Colic, cũng khá phổ biến. Colic đươc dùng như một thuật ngữ để mô tả tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày và dai dẳng.
Việc chẩn đoán colic dựa trên “Quy tắc số ba”:
- Khóc ít là 3 tiếng;
- Trẻ khóc ít nhất là 3 ngày trong tuần;
- Liên tiếp trong 3 tuần liên tiếp.
Khó chịu ở vùng bụng
Nếu bị đầy hơi, khó tiêu ở bụng hay khó chịu trong người cũng sẽ khiến con quấy khóc cả ngày. May mắn là những tình trạng này không kéo dài lâu và sẽ mau khỏi khi mẹ biết cách. Hãy thử cho bé nằm ngửa và cho chân con cử động như đang đạp xe hay thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Một số nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột,….
Mọc răng
Hiện tượng này là một trải nghiệm đau đớn và khó chịu cho bé khi từng chiếc răng nhú lên, xuyên qua lớp lợi cứng. Hầu hết các bé đều rất khó chịu, bực bội và khổ sở khi răng bắt đầu mọc.
Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày thì mẹ có thể đưa tay vào lợi của bé để thăm dò. Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi được 4-7 tháng tuổi.
Giấc ngủ trong trọn vẹn
Có thề vì nhiều lý do môi trường xung quanh tác động mà bé không thể ngủ ngon và tròn giấc. Và thế là bé cứ quấy khóc để thể hiện sự khó chịu trong người. Đèn quá sáng, tiếng ồn, chỗ ngủ hơi nóng hay hơi lạnh,…đều là nguyên nhân khiến bé khó ngủ.
Khi nào thì đưa trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày đi bệnh viện ngay
Nhìn chung các trường hợp bé quấy khóc cả ngày không đáng lo ngại. Nhưng nếu rơi vào những trường hợp sau thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Khi trẻ quấy khóc sau ngã, sau chấn thương;
- Trẻ khóc khi đang bị bệnh;
- Kèm theo biểu hiện xanh tím;
- Thay đổi hành vi ăn uống và giấc ngủ.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh quấy khóc
- Cố gắng giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạn. Khi bạn bình tĩnh thì sẽ tỉnh táo để phân tích và đối chiếu với hành vi thường ngày của con. Từ đó, có thể hiểu được thông điệp mà bé muốn chuyển tải.
- Dỗ dành con bằng giọng nói nhẹ nhàng. Sự ôm ấp, vuốt ve của ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn.
- Ghi chú lại những cơn khóc quấy của bé: đặc điểm, diễn biến, thời , tần suất và thay đổi của bé trước, trong và sau quấy khóc.
- Xem lại môi trường ngủ xung quanh của con.
- Dành chút thời gian riêng cho bản thân. Tiếng khóc ré của con thường xuyên sẽ khiến mẹ căng thẳng và muốn “bùng cháy”. Do đó, hãy nhờ chồng hay người thân trông bé một chút. Và dành thời gian một mình cho bản thân để yên tĩnh và thư giãn.
Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc nhiều thường không khỏe mạnh bằng các bé khác?
Quan niệm này là sai vì quấy khóc cũng là một chuyện bình thường ở trẻ nhỏ. Nếu bé vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, cơ bắp phát triển tốt, và cơ thể đang phát triển một cách bình thường, thì mẹ không nên quá lo lắng.
Thay đổi khẩu phần ăn, thay đổi sữa công thức có thể giúp giảm hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày?
Điều này tương đối đúng. Nếu mẹ có nuôi bé bằng sữa công thức thì có thể thử đổi sang loại có thành phần đạm được thủy phân một phần vào hàm lượng lactose phù hợp giúp bé dễ tiêu hóa mà vẫn giữ được hoạt động của men lactose.
Con quấy khóc làm mẹ rất rối bời và lo lắng. Nhìn thấy con khóc hàng giờ và liên tục người làm mẹ nào cũng sẽ cảm thấy xót con. Hãy cố gắng bình tĩnh phân tích và nhờ trợ giúp từ chuyên viên y tế nếu cần thiết mẹ nhé.
Xem thêm:
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi mẹ cần thuộc lòng
- Em bé 2 tháng tuổi không ngủ ngày có sao không?
- Sợ nghe tiếng con khóc – Hội chứng của những bà mẹ không hiểu trẻ sơ sinh