Với người lớn, việc ngủ ngáy đôi khi thể hiện sự mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng. Nhưng còn trẻ con thì sao? Trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ thì có đáng lo hay không?
Với trẻ sơ sinh, mỗi dấu hiệu đều có thể chứng tỏ bé đang gặp vấn đề. Bé chưa biết nói nên chỉ duy nhất cách thể hiện thông qua hành động và tiếng khóc. Song, khi bé ngủ, việc khóc cũng nhiều khi không thể thực hiện được.
Vậy thì phải làm sao? Trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ có bình thường không? Đây là băn khoăn của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Tại sao trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ?
Nhìn chung, những em bé sơ sinh ngáy trong khi ngủ là điều hết sức bình thường. Thực tế, khi còn bé, đường hô hấp của trẻ em hẹp và chứa nhiều chất bài tiết nên làm bé khó thở.
Không khí khó đi vào và cuối cùng là phát ra âm thanh ngáy. Khi trẻ lớn lên, hiện tượng này sẽ biến mất.
Về mặt sinh lý học, hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ ngáy trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi trẻ sơ sinh ngáy do các nguyên nhân sâu xa hơn, đó là đường thở bị tắc. Dù hiếm gặp nhưng trường hợp này tương đối nguy hiểm.
Bên cạnh nguyên nhân chính về việc ngủ ngáy nói trên, vẫn còn khá nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bé ngủ ngáy.
Trẻ bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm, trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi. Dịch mũi quá nhiều gây cản trở đường thở của bé. Từ đó, tạo ra những tiếng khò khè.
Trẻ bị viêm amidan
Amidan sưng to sẽ khiến quá trình thở gặp nhiều khó khăn. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ có biểu hiện bị thiếu oxy thường xuyên. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ ngưng thở trong lúc ngủ
Ngưng thở trong vài giây rồi lại thở tiếp. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục khiến trẻ ngáy khi ngủ. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tình trạng đột tử ở trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh đang bị ngạt mũi, dị ứng, có vật chèn ép lên cổ họng, bé bị thừa cân, mắc bệnh sùi vòm họng,…cũng là những nguyên nhân khiến trẻ ngáy ngủ.
Trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ có phải dấu hiệu con bị bệnh? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Trẻ sơ sinh có đường thở rất nhỏ vì vậy khi mũi khô hoặc tiết ít chất nhày sẽ khiến bé phát tiếng ngáy khi ngủ. Trong đa số trường hợp, trẻ sơ sinh ngáy không được xem là dấu hiệu chỉ báo tình trạng sức khỏe nào quá nguy hiểm.
Một số nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy bao gồm:
– Nghẹt mũi
– Một số trường hợp viêm amidan dù hiếm gặp nhưng cũng gây nên tình trạng ngủ ngáy ở trẻ
– Lệch vách ngăn mũi
– Trẻ sinh non
– Trẻ bị mềm sụn thanh quản, thường sẽ tự khỏi sau 18-20 tháng tuổi mà không cần điều trị
Những tác động nói trên sẽ khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. Chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Trong đó, phải kể đến bé quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn…
Làm sao để giảm bớt việc ngáy khi bé ngủ?
Có thể chúng ta không thể can thiệp vào giấc ngủ của con trẻ. Nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho trẻ những gì tốt nhất để bước vào giấc ngủ. Có như vậy, trẻ sẽ giảm được tiếng ngáy, ngủ ngon hơn và phát triển toàn diện hơn.
Làm sạch lỗ mũi của bé
Không có gì khó hiểu khi các bác sĩ chuyên khoa nhi ở Việt Nam lại “đắt khách” đến vậy. Rất nhiều ông bố, bà mẹ thường mang con đến để “rửa mũi, khám tai”. Điều này đúng là giúp cho trẻ dễ thở hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, không cần thiết phải đến bác sĩ, các vị phụ huynh cũng có thể tự làm điều này ở nhà. Hãy nhỏ một ít thuốc nhỏ mũi trẻ con vào mũi bé trước khi ngủ 30 phút. Thực hiện việc hút dịch ở mũi con để bớt khò khè. Như vậy, bé sẽ thông đường thở và đi vào giấc ngủ ngon.
Tắm trước khi ngủ
Một chút nước ấm, tốt nhất là tắm cùng bé trước khi ngủ là một điều tốt. Vừa làm tăng tình cảm mẹ con. Vừa giúp bé dễ ngủ hơn. Hơi nước bốc lên cũng như một cách để “xông hơi” mũi cho bé vậy.
Nếu không có điều kiện để tắm nước nóng, mẹ cũng có thể sử dụng máy phun sương nhé.
Vệ sinh phòng ngủ
Một lý do khiến cho đường mũi của bé bị chặn chính là bụi bẩn và các dị vật. Những bụi bẩn dường như vô hình trong quá khứ lại khiến cho con khó thở.
Hãy vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ. Hút bụi và làm thoáng không khí để có môi trường sống tốt hơn. Nhớ giặt sạch thảm, đồ chơi và các thứ xung quanh bé.
Dùng máy lọc không khí
Hiện tại, một số đơn vị đang cung cấp máy lọc không khí. Đặc biệt, trong thời điểm không khí nhiều bụi mịn như hiện nay, việc lọc không khí hít thở là khá quan trọng. Do vậy, nếu có đủ điều kiện, hãy tự sắm cho gia đình mình một chiếc máy. Giá của máy hiện tại dao động từ 4 – 10 triệu đồng.
Thay đổi tư thế ngủ của bé
Khi chúng ta trưởng thành, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nếu nằm ngửa ra thì khả năng chúng ta ngáy khi ngủ cao hơn.
Trẻ em cũng vậy! Nhiều khi, bé ngủ ngáy là do tư thế nằm. Hãy cẩn thận kiểm tra bé nhé! Bởi có những khi, Hội chứng đột tử trong khi ngủ xuất hiện khiến cho bé gặp nhiều rắc rối.
Có cách nào giúp con hết ngáy không? Theo bác sĩ Nam, các mẹ khi thấy trẻ ngủ ngáy, có thể thử một vài phương pháp bao gồm xông mũi cho trẻ, dùng máy hút, thuốc xịt mũi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên phòng ngừa các nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ, thay đổi tư thế cho trẻ trong khi ngủ để tránh tình trạng ngủ ngáy. Nếu tình trạng ngủ ngáy kéo dài kèm trẻ xuất hiện tiếng rít, khịt mũi ngáy lớn, hơi thở bất thường và giấc ngủ của trẻ thường bị gián đoạn, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra và điều trị tốt nhất.
Một số lưu ý khác khi trẻ sơ sinh ngáy
Khi các bậc cha mẹ thấy trẻ ngủ ngáy mà có những biểu hiện sau cần chú ý nên đến gặp các bác sĩ để được khám và tư vấn.
- Trẻ ngáy to thường xuyên, thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh.
- Đái dầm mà không giải thích được nguyên nhân.
- Trẻ có những thay đổi về tâm lý và hành vi.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ. Phần về sinh lý, phần là bệnh lý. Nhưng đa phần, việc ngủ ngáy làm giảm chất lượng giấc ngủ của con. Cố gắng xử lý tốt để con ngủ ngon nhé.
Theo TheAsianparent Singapore
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh ngủ ngáy, thở khò khè có nguy hiểm không?
- Mẹ cứu sống bé sơ sinh khỏi bàn tay tử thần vì linh cảm từ tiếng khò khè, ngủ ngáy của con
- Trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm 5 giải pháp hữu hiệu giúp mẹ chăm con đỡ vất vả