Cách điều trị chứng khó khè mũi của trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mà không cần dùng thuốc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi là trong khoang mũi có chứa nhiều dịch nhầy ngăn cản và làm bít luôn đường dẫn không khí. Mà con còn nhỏ nên cảm thấy rất khó thở và luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy có cách nào giúp con nhanh chóng thông thoáng, dễ thở và khỏe mạnh.

Trước khi, bố mẹ biết rõ các phương pháp điều trị trẻ sơ sinh bị khò khè mũi thì cần biết các biểu hiện của bệnh.

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè mũi nhanh nhất

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ nhận diện nhanh nhất bệnh lý trẻ sơ sinh bị khò khè mũi:

  • Trẻ hắt hơi, mũi có đờm, nước mũi chảy và đóng vẩy đặc trong mũi.
  • Trẻ thở khò khè do bị nghẹt mũi.
  • Khó thở rồi trẻ quấy khóc và bỏ bú.

Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do cảm lạnh, cảm cúm; dị ứng phấn hoa, đồ ăn hay khói bụi; không khí khô, viêm xoang, dị vật trong mũi…

Biểu hiện trẻ bị khò khè mũi là khó thở, bỏ ăn hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi và mẹ cần phải làm gì?

Mẹ chỉ cần áp dụng một trong số những cách dưới đây là có thẻ giúp con dễ thở, khỏe mạnh hơn.

Làm sạch mũi cho bé

Trước khi mẹ áp dụng các biện pháp trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh thì cần đảm bảo mũi con đã sạch. Mẹ chỉ cần vệ sinh cho mũi con sạch và loại hết chất nhầy cứng còn dính trên mũi. Cách thực hiện là lấy một miếng bông mềm nhúng nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9%

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi thì dùng nước muối sinh lý được coi là hiệu quả nhất. Chúng có thể làm sạch dịch nhầy, mũi sạch hơn nên bé cảm thấy dễ thở hơn.

Khi nhỏ nước muối sinh lý cho con, mẹ bế bé nằm ngửa và nhỏ nhẹ nhàng vào từng bên lỗ mũi. Mẹ chờ khoảng 3 phút nước muối, nước mũi chảy ra thì lấy khăn mềm lau sạch. Mỗi ngày nhỏ từ 3-5 lần và mỗi bên từ 1-2 giọt mỗi lần. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho con trước khi cho bú và trước lúc bé ngủ.

Một số chú ý mẹ cần nhớ khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ không nhỏ nước muối sinh lý quá 3 ngày vì có thể làm dịch mũi con bị khô.
  • Không sử dụng nước muối sinh lý tự pha và nhớ là còn hạn sử dụng.

Mẹ nhỏ nước muối sinh lý cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lấy dịch đờm bằng cách hút mũi

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm với dịch nhầy đặc, thở khò khè thì mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch khoang mũi. Mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý trước khi hút mũi nhằm mục đích làm loãng dịch nhầy và hút sạch được dịch, đờm trong mũi bé.

Hướng dẫn cách sử dụng máy hút mũi cho các mẹ:

  • Đầu mềm của ống hút mũi được đặt vào lỗ mũi của trẻ, còn mẹ ngậm phần ống hút rồi hút nhẹ nhàng để lấy chất nhầy. Mẹ làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Sau đó, mẹ nâng bé dậy và lấy khăn mềm lau sạch sạch lỗ mũi của trẻ.
  • Vệ sinh và khử trùng dụng cụ hút mũi với nước ấm rồi lau khô.
  • Chú ý, mẹ cần vệ sinh sạch mũi bé và dụng cụ trước khi hút mũi để tránh viêm.
  • Tránh hút mũi quá nhiều lần cho trẻ trong 1 ngày vì có thể gây kích ứng.

Mẹ hút mũi cho con bằng máy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi thì day cánh mũi cho trẻ

Sau khi vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý thì mẹ có thể day cánh mũi cho con. Mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón cái hay cả 2 ngón trỏ vuốt dọc 2 bên sống mũi của bé. Dịch nhầy loãng hơn giúp bé dễ thở khi thực hiện day mũi cho trẻ nhiều lần.

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi thì nâng cao đầu cho bé khi ngủ

Mẹ chỉ cân nâng cao đầu cho con khi ngủ cũng là cách khắc phục hiệu quả chứng khò khè. Cách này không chỉ giúp con dễ thở, giảm nghẹt mũi mà con giúp con ngủ ngon. Mẹ chỉ cần đặt một chiếc khăn mềm dưới đầu bé và để con ngủ với tư thế tốt nhất.

Cách giảm nghẹt mũi là cho trẻ gối cao đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đưa trẻ đi bệnh viện

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi dài ngày, nhiều đờm kèm với dịch nhầy, khó thở, bỏ bú… Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Mách mẹ một số cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

  • Luôn luôn giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Cho bé lịch trình sinh hoạt khoa học với việc ăn ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Bé sơ sinh cần phải ngủ đủ 18h/1 ngày và trẻ dưới 2 tuổi là 14h/1 ngày, trẻ từ 2 – 6 tuổi là 11h/ngày.
  • Không gian quanh bé phải trong lành và sạch sẽ.
  • Vệ sinh sạch sẽ mắt mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi là bệnh lý phổ biến và rất khó để trị dứt điểm. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh; bố mẹ nên tìm cách phòng ngừa cho con là tốt nhất.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen