Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu có phải là hiện tượng đáng lo ngại?

Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất trên cơ thể trẻ sơ sinh là ở trên đầu. Nếu bé ngủ trong môi trường bí nóng, không thông thoáng, nhiệt độ không thích hợp dễ làm trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu có phải dấu hiệu bệnh lý không? Là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ đổ mồ hôi nhiều dù đã bật điều hòa. Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

  • Vì đâu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu?
  • Xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu?

Đối với các ông bố bà mẹ việc chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất bởi chúng có vô vàng những triệu chứng từ nhẹ đến nặng làm bố mẹ không thể nào lường trước được. Nếu bạn nghĩ đã có kinh nghiệm chăm sóc bé thứ nhất thì đó là một sai lầm, mỗi đứa trẻ sẽ có một thể trạng khác nhau và mỗi cột mốc phát triển chúng sẽ được bộc lộ ra từ từ. Vì thế bạn không nên chủ quan với bất kỳ một tình huống hay điều bất thường nào ở trẻ. Tiêu biểu như triệu chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh, nếu vào những ngày oi bức thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu ngay cả ở nhiệt độ thường hoặc có điều hòa, trẻ vẫn đổ mồ hôi đầm đìa thì đó lại là bệnh lý cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Vì đâu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu?

Về mặt y học, mồ hôi có tác dụng làm mát cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, đổ mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường, nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu có thể là:

Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện

Tại sao trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi đầu? Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Châu Đức – Giảng viên bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Huế, mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi, tập trung nhiều dưới da và được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm, có tác dụng điều hòa thân nhiệt, phối hợp với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể. Vì trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi nên khi nhiệt độ ngoài trời hơi tăng lên trẻ đã bị nóng, cơ thể không điều tiết được. Hơn nữa diện tích da đầu của trẻ nhỏ lớn hơn các vùng khác nên ra nhiều mồ hôi đầu là bình thường.

Mẹ có thể quan tâm:

Con đổ mồ hôi trộm khi ngủ, dấu hiệu nguy hiểm bố mẹ cần hết sức cảnh giác

Đừng chủ quan khi con đổ mồ hôi trộm vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên dễ đổ mồ hôi đầu

Vị trí của tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất trên cơ thể trẻ sơ sinh là ở trên đầu. Nếu bé ngủ trong môi trường bí nóng, không thông thoáng, nhiệt độ không thích hợp thì sẽ dễ bị đổ mồ hôi đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu khi được cho bú

Khi cho bé bú, mẹ sẽ giữ đầu bé ở cùng 1 tư thế trong thời gian nhất định, cánh tay liên tục truyền hơi ấm sang cho con khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu khi bú nhiều hơn.

Nhiệt độ phòng quá cao, quần áo không phù hợp 

Trong điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ phòng cao, không chỉ trẻ sơ sinh mà ngay cả người lớn cũng dễ đổ mồ hôi. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt ở trẻ chưa hoàn thiện nên việc đổ mồ hôi đầu là dễ hiểu.

Quá nhiều quần áo khiến bé ra mồ hôi đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, nhiều ông bố bà mẹ luôn có tâm lý sợ con lạnh nên mặc cho con quần áo dày dặn, che chắn hết cơ thể, đắp thêm chăn…, điều này càng khiến bé bị ra mồ hôi đầu nhiều, thậm chí nổi mẩn khắp người.

Khóc là hoạt động tốn nhiều năng lượng. Trẻ khóc lớn, khóc trong thời gian dài dễ làm bé mệt, đổ mồ hôi và đỏ mặt.

Lý do bệnh lý

  • Đổ mồ hôi đầu nhiều có thể là triệu chứng của bệnh lý tim bẩm sinh. Đây là kết quả của việc phát triển khiếm khuyết tim ở thai nhi. Những em bé bị tim bẩm sinh thường đổ mồ hôi nhiều hơn bé khác vì tim phải làm việc rất vất vả để hoàn thành nhiệm vụ bơm máu
  • 1 lý do khác khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều là tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi (trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết cho việc duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường). Có thể xác định tình trạng này khi thấy ngay cả ở nhiệt độ thường hoặc có điều hòa, trẻ vẫn đổ mồ hôi đầm đìa. Tăng tiết mồ hôi có thể tự hết khi trẻ lớn lên.
  • Ở các bé sinh non, hiện tượng ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến con ra mồ hôi đầu, đi kèm với các biểu hiện khác như da hơi xanh, thở khò khè và ngừng thở đến 20 giây.

Cẩn trọng với lý do bệnh lý khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Châu Đức cho biết, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, ba mẹ nên kiểm tra nhiệt độ phòng, nhiệt độ môi trường hay bé đang được mặc quá nhiều quần áo. Trẻ ra nhiều mồ hôi đầu nhưng vẫn phát triển đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì không nên lo lắng quá. Trong trường hợp ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời lạnh thì nên đi khám toàn diện để phát hiện nguyên nhân.

Mẹ có thể quan tâm:

Học ngay cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho trẻ nhỏ

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần ghi nhớ:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ: Đổ mồ hôi khiến cơ thể bé bị mất nước. Mẹ nên cho trẻ bú đủ cữ, cung cấp đủ nước cho bé qua mỗi cữ bú. Lưu ý trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc/và sữa công thức mà không bổ sung thêm bất kỳ nguồn nước nào khác.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh là khoảng 25 độ. Khi cho trẻ nằm trong phòng điều hòa cần mặc quần áo dài, có các biện pháp bù ẩm như đặt thêm chậu nước, máy phun sương, máy bù ẩm… và không để gió quạt/điều hòa quạt thẳng vào bé
  • Tuyệt đối không tự ý chữa trị, mua thuốc chữa mồ hôi ở trẻ mà chỉ nên dùng các biện pháp cơ học như lấy khăn lau mồ hôi
  • Không nên dùng các loại gối thảo dược vì có mùi lá dễ gây kích thích đường hô hấp làm trẻ khó chịu. Da trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm, những loại lá này có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ.

Chăm sóc đúng cách để bé hết ra mồ hôi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tạm kết

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu không phải là hiện tượng hiếm gặp và sẽ dần biến mất khi trẻ lớn. Vì da đầu bé có diện tích lớn hơn các vùng khác nên nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Nếu bé vẫn phát triển bình thường theo chuẩn, đo nhiệt độ không sốt và không có dấu hiệu nào bất thường thì ba mẹ có thể yên tâm là bé vẫn khỏe. Việc cần làm là áp dụng những biện pháp để bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, cung cấp cho con môi trường tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện.

Nguồn thông tin: yhoccongdong, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi