Trẻ sơ sinh đi phân lỏng cảnh báo bệnh nguy hiểm gì? Khi nào cần đưa con đến bác sĩ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc theo dõi tính chất phân như màu sắc, kết cấu, mùi… sẽ giúp mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của bé yêu. Vậy trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải là dấu hiệu bị tiêu chảy không? Mẹ cần phải làm gì trong trường hợp này?

Thực tế trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mẹ cần biết rõ phân của trẻ như thế nào là tốt, như thế nào là bất bình thường. Đồng thời thường xuyên theo dõi và quan sát.

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường, sức khỏe tốt?

Như đã nói ở trên thì để biết trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là bình thường mẹ cần quan sát kết cấu, màu sắc và mùi của phân. Việc theo dõi phân của bé là cực kỳ quan trọng. Trẻ sơ sinh chưa biết nói, biểu hiện nên thông qua điều này có thể biết được sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và sữa công thức sẽ có kết cấu phân khác nhau. Đối với trẻ bú sữa mẹ phân thường mềm hoặc lỏng, có ít hạt trắng. Màu sắc thường là vàng hoặc cam, thỉnh thoảng có màu xanh lục. Bé có thể đi ngoài 8 -10 ngày/ lần hoặc vài ngày một lần.

Theo dõi tình trạng phân để biết được sức khỏe của bé

Với trẻ uống sữa công thức thì phân sẽ đặc hơn, thường là khối mềm. Màu sắc có thể là xanh xám, nâu hoặc vàng tùy theo loại sữa bé uống. Số lần đi ngoài là từ 1-2 lần/ ngay hoặc 1-2 ngày/ lần.

Như vậy, trẻ sơ sinh đi phân lỏng với trường hợp bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không phải quá lo lắng. Để biết đây có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy không thì cần phải theo dõi kỹ lưỡng hơn.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Để chắc chắn rằng việc trẻ đi ngoài phân lỏng có phải là bị tiêu chảy hay không thì mẹ cần theo dõi thêm. Nếu bé có kèm các biểu hiện sau thì có thẻ chắc chắn là bé đã bị tiêu chảy:

  • Số lần bé đi ngoài phân lỏng trong ngày nhiều hơn 3 lần
  • Bé đi ngoài nhiều hơn bình thường
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy hoặc kèm theo máu
  • Bé đi ngoài có bọt, mùi thối và tóe nước
  • Phân có màu bất thường
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc do đau bụng

Trẻ đi ngoài nhiều kèm sốt cao phải đưa đến bệnh viện ngay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus đường ruột. Thứ 2 có thể do ký sinh trùng hoặc do bé uống thuốc kháng sinh.

Với những đứa trẻ đang bú mẹ thì có thể do mẹ ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra cũng có thể do cơ thể bé không sản sinh đủ enzyme lactase để tiêu hóa Lactose.

Xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy?

Thực tế việc trẻ sơ sinh, trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài lỏng là tình trạng rất thường gặp. Nếu bé bị nhẹ thì mẹ cần cung cấp đủ nước, hấp thu được dinh dưỡng. Như vậy bệnh sẽ tự khỏi và tăng cường sức đề kháng cho bé.

Điều mẹ cần làm là cho bé bú nhiều hơn. Lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ, vệ sinh bầu vú thật sạch. Đối với trẻ bú sữa ngoài thì phải vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, vật dụng của bé kỹ lưỡng.

Bổ sung vi khuẩn có lợi để bảo vệ đường ruột của bé, tránh các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Mẹ cũng cần bổ sung đủ nước, các loại vitamin, chất xơ hạn chế chất béo trong chế độ ăn hàng ngày của mình. Như vậy mới đảm bảo chất lượng sữa lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên cho trẻ uống kháng sinh bừa bãi gây loạn khuẩn đường ruột. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung nước oserol cho trẻ. Đây là sản phẩm giúp bù nước và điện giải.

Đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc bé

Khi nào mẹ cần đưa con đến bác sĩ?

Nếu để tình trạng quá nặng sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bé. Theo thống kê thì tiêu chảy là nguyên nhân xếp thứ 2 gây tử vong cho trẻ nhỏ. Bởi vậy, nếu bé có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần đưa đến bác sĩ hoặc bệnh viện ngay:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé sốt cao liên tục hơn 38 độ
  • Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn ói hơn 12 tiếng.
  • Bé có các dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng: vật vã, khóc không có nước mắt, môi khô, mắt trũng…
  • Trong phân có máu hoặc dịch nhầy màu đen
  • Phân có mùi thối hoặc có váng giống như mỡ
  • Bé bị tiêu chảy nặng hơn 48 giờ

Đặc biệt với các bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi thì mẹ nên đi thăm khám ngay khi bé có các dấu hiệu bị tiêu chảy.

Đối với trẻ sơ sinh bác sĩ sẽ không khuyên dùng thuốc cầm tiêu chảy. Thay vào đó sẽ sử dụng thuốc kháng sinh/ kháng ký sinh trùng tùy nguyên nhân. Những trường hợp bị tiêu chảy nặng sẽ phải nhập viện để truyền tĩnh mạch.

Và như đã nói ở trên trường hợp bé đang bú mẹ thì mẹ tuyệt đối nên tránh các thức ăn nhiều mỡ, sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, đồ ngọt, thức uống có gas… Với những trẻ lớn hơn cần chuyển qua thức ăn dạng bột, mềm như ngũ cốc, chuối, táo….

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặc biệt, tiêu chảy do virus hay vi khuẩn rất dễ bị lây. Bởi vậy mẹ nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm khi thay tã cho bé. Giữ tã mới ở nơi sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mẹ cần nắm khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng. Không nên quá lo lắng, theo dõi kỹ tình trạng của con để có hướng xử lý kịp thời là điều mẹ cần làm. Tốt nhất là hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để bé không bị tiêu chảy.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen