Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy không? Đây là thắc mắc chung của nhiều ông bố bà mẹ. Thực tế, có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức.
Mặc dù phân lỏng là một trong những biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Tuy nhiên, điều này không phải hoàn toàn chính xác. Để biết rõ tình trạng sức khỏe của con, phụ huynh cần phải quan sát dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ, phân của bé sẽ mềm và lỏng. Thông thường, phân có màu vàng hoặc cam, thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt. Khi bé bú mẹ, bé có thể đi ngoài từ 8 – 10 lần. Thậm chí nhiều lúc, vài ngày bé vẫn không đi ngoài. Những điều này được xem là bình thường nếu bé vẫn khỏe, không có dấu hiệu ốm và tăng cân đều đặn.
Ngược lại, với những trẻ sơ sinh uống sữa công thức, phân của con sẽ đặc hơn và có dạng khối. Tùy vào loại sữa bé bú, phân có thể có màu vàng, nâu hoặc xanh xám. Mỗi ngày, trẻ thường đi ngoài 1 – 2 lần.
Đi ngoài phân lỏng có phải là dấu hiệu của tiêu chảy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là biểu hiện phổ biến của bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên để biết chính xác, bố mẹ cần phải chú ý thêm một số đặc điểm khác như:
- Bé đi ngoài lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày
- Số lần trẻ đi ngoài nhiều hơn so với bình thường
- Phân lỏng, có dịch nhầy hoặc có máu
- Phân của bé thay đổi màu sắc so với thường ngày
- Bé đi ngoài có bọt, tóe nước và có mùi thối
- Trẻ quấy khóc do đau bụng
- Trong một số trường hợp, trẻ có biểu hiện sốt
Những nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là đường ruột của trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Ngoài ra, trẻ còn bị tiêu chảy do uống quá nhiều nước ép trái cây hoặc dị ứng thức ăn. Đối với trẻ bú sữa công thức, bé cũng có khả năng bị tiêu chảy do phản ứng xấu với sữa.
Khi nào mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng do bị tiêu chảy đến gặp bác sĩ
Thông thường, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo đó là những biểu hiệu sau:
- Sốt cao liên tục hơn 38,5 độ C
- Tiêu chảy kèm theo nôn ói
- Đau bụng dẫn đến quấy khóc
- Tiêu đàm máu
- Những triệu chứng mất nước
- Đối với bé nhỏ dưới 3 tháng nếu có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt
Phòng ngừa tiêu chảy dẫn đến đi ngoài phân lỏng ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy là bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, các phụ huynh nên chủ động phòng ngừa để bảo vệ con nhỏ.
Vệ sinh chân tay để không truyền vi khuẩn cho bé
Sau mỗi khi đi làm hoặc ra phố về, bạn nên vệ sinh tay chân bằng xà phòng và nước ấm. Đây là cách tốt nhất để bạn không truyền vi khuẩn cho con nhỏ. Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên lấy tay che miệng mỗi khi hắt hơi.
Vệ sinh sạch sẽ bình sữa và chén đĩa của bé
Bình sữa và chén đĩa là những vật dụng mà bé tiếp xúc mỗi ngày. Do đó, các phụ huynh nên chú ý vệ sinh thật kỹ. Bạn có có thể đun sôi trong nước nóng hoặc sử dụng các loại máy tiệt trùng chuyên dụng.
Vệ sinh đồ chơi của trẻ
Nhiều phụ huynh thường hay bỏ qua điều này. Những món đồ chơi mà bé chơi mỗi ngày có nguy cơ truyền vi khuẩn cho bé nếu không được vệ sinh cẩn thận. Đối với đồ chơi nhựa, bố mẹ có thể sử dụng chất tẩy nhẹ và nước ấm để làm sạch. Sau đó, bạn phơi ráo rồi mới để bé sử dụng. Việc vệ sinh đồ chơi đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Cho trẻ uống nước trái cây với lượng hợp lý
Bổ sung vitamin cho trẻ qua các loại nước trái cây là điều cần thiết. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho bé uống dưới 120ml mỗi ngày. Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây sẽ dẫn đến tiêu chảy. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ không khuyến khích sử dụng nước trái cây.
Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của trẻ có những thay đổi. Các bố mẹ nên chú ý theo dõi phân của bé để có cách chăm sóc phù hợp.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh không đi ngoài – Mẹ nên xử trí như thế nào đây?
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt, bố mẹ đừng vội lo lắng
- Rủi ro tiềm tàng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày