Trẻ sơ sinh có biết giận hay không và cách làm bé bình tâm trở lại

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh có biết giận hay không là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm sữa. Trẻ sơ sinh thật sự biết tức giận. Bé khóc khi đói, khi mệt mỏi hay đau đớn.

Nhưng những cơn giận thực sự đến khi bé được 12-18 tháng tuổi. Nhưng cũng có một số trẻ khóc đơn giản là để giải phóng căng thẳng hay đốt năng lượng dư thừa.

Trẻ sơ sinh thể hiện sự tức giận là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc chúng thường xuyên “nổi cơn” khiến bạn cảm thấy vô cùng stress. Điều bạn nên làm lúc này chính là giữ bình tĩnh và đi tìm nguyên nhân khiến bé nổi giận.

Trẻ sơ sinh thực sự biết giận dỗi, đặc biệt khi bé đang đói bụng

Trẻ sơ sinh có biết giận và đây là những biểu hiện rõ nét nhất

Học cách đọc dấu hiệu giận dữ ở bé sẽ giúp bạn kiểm soát và làm dịu tình hình. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Hai bàn tay của em bé đang nắm chặt.
  • Trẻ phát ra những âm thanh vội vàng, liên tục.
  • Em bé mếu máo, vặn vẹo mình mẩy và bắt đầu khóc.

Bé giận hờn khi bị đói

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tức giận. Trong đó bé bị đói thường là nguyên nhân gây ra cơn giận phổ biến nhất. Khi đến cữ ăn mà bé chưa được đáp ứng là bé bắt đầu tức giận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ để bé phải chờ đợi quá lâu thì chỉ còn cách mẹ phải năn nỉ, dỗ dành. Vì vậy, khi cho bé ăn trễ mà bé không hợp tác, nghĩa là bé đang giận. Lúc này, thay vì quát mắng hãy dỗ dành bé, cơn giận của trẻ sẽ nhanh chóng tiêu tan.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như tã bị ướt, bị côn trùng cắn. Bé cảm thấy khó tiêu hoặc mệt mỏi do bệnh tật… Để tìm được nguyên nhân khiến bé tức giận, đòi hỏi mẹ bé phải thật tinh tế và nhạy cảm.

Mẹ càng hiểu con thì càng dễ giúp con giải tỏa cơn giận dữ

Chấm dứt cơn giận bằng đáp ứng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Wisconsin, nếu mẹ đáp ứng nhanh nhu cầu thì bé sẽ ít tức giận hơn. Bé tức giận vì muốn mẹ chú ý đến các nhu cầu của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tùy tính cách và độ tuổi, biểu hiện tức giận của bé sẽ khác. Bé thì khóc lóc, la hét, ăn vạ… nhưng cách ba mẹ chấm dứt cơn giận là giống nhau. Đó là đáp ứng nhu cầu của bé.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ba mẹ cũng đoán được bé muốn gì. Vì thế, để chấm dứt cơn giận, ba mẹ nên tìm hiểu chính xác nhu cầu của bé. Mẹ có thể làm dịu sự tức giận của bé bằng sự âu yếm, trấn an, vỗ về.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ cũng nên giả lơ trước những cơn tức giận vô lý của bé. Phản ứng này của mẹ nhằm phát đi thông điệp, bé phải biết giới hạn sự tức giận của mình.

Không nên để những cơn giận của bé leo thang

Việc tức giận thường xuyên và được đáp ứng sẽ khiến trẻ hình thành thói quen “ăn vạ”. Vì thế nếu những cơn giận của bé ngày càng thường xuyên thì ba mẹ nên tìm cách khắc phục.

Tính cách “ăn vạ” sẽ khiến ba mẹ phải chật vật trong việc dạy dỗ sau này. Ba mẹ hãy phát tín hiệu cho bé biết, những đòi hỏi vô lý của bé sẽ không được đáp ứng. Sau một đôi lần, bé sẽ nhận ra thông điệp này và sẽ dần ngoan ngoãn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những cách làm dịu cơn giận của bé đó là đánh lạc hướng. Khi bé tức giận khóc lóc, hãy hướng sự chú ý của bé sang chuyện khác. Khi bị vật mới, hoàn cảnh mới thu hút, bé sẽ quên đi việc khiến bé tức giận, khó chịu.

Tìm cách “xả” bớt năng lượng cho bé

Bạn hãy tìm cho trẻ một môi trường khiến trẻ tò mò khám phá. Chúng sẽ “xả” nguồn năng lượng dư thừa vào việc khám phá xung quanh. Có thể đưa cho chúng đồ chơi, bút chì màu, đồ ăn nhẹ… Ba mẹ cũng nên tham gia cùng bé. Đừng để bé chơi một mình. Nếu không, bạn hãy chuẩn bị đón thêm một cơn tức giận khác.

Cách giữ bình tĩnh trước cơn giận của bé

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mất bình tĩnh trước sự tức giận của bé. Có nhiều cách khiến bạn không khiến tình trạng tồi tệ thêm bởi bản thân cũng “nổi cơn lôi đình”:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hãy nhờ chồng hoặc ông bà giúp đỡ khi bạn thấy mất bình tĩnh trước tiếng khóc của bé.
  • Hít thở sâu và đếm đến mười.
  • Đến nơi mà bạn không nghe tiếng bé khóc. Tất nhiên, bạn chắc rằng vẫn có người coi bé khi bạn rời đi. Đợi bản thân bình tĩnh, bạn quay trở lại.
  • Hãy nghỉ ngơi. Vì việc mất ngủ và mệt mỏi rất dễ khiến bạn mất kiên nhẫn với bé.

Ngủ ngon sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe và chăm con tốt hơn

Tóm lại, trẻ sơ sinh có biết giận và cơn giận của trẻ cũng sẽ khiến chúng ta đau đầu. Dù vậy, nếu biết cách kềm chế và dỗ dành bé, bố mẹ sẽ dần thoát khỏi vấn đề này.

Đừng nóng nảy với một đứa trẻ còn quá nhỏ. Thay vào đó, hãy giúp con giải quyết sự ức chế bằng tình yêu thương và sự khéo léo bạn nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng