Trẻ sơ sinh chân tay lạnh là hiện tượng bình thường hay nguy hiểm?

Tuy trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu, nhưng trẻ sơ sinh tay chân lạnh có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh chân tay lạnh là do hiện tượng đổ mồ hôi tay và chân sẽ làm nhiệt mất nhanh hơn, khiến tay chân bé bị lạnh. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Vì sao trẻ sơ sinh chân tay lạnh?
  • Trẻ sơ sinh tay chân lạnh có nguy hiểm không?
  • Xử lý trẻ sơ sinh tay chân lạnh tại nhà như thế nào?
  • Điều trị chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh ra sao

Vì sao trẻ sơ sinh chân tay lạnh?

Theo chia sẻ của BS-TS Vũ Tề Đăng từ Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ thì chân tay là bộ phận ngoại vi của cơ thể, và hiện hệ tuần hoàn của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó máu sẽ ưu tiên đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, não, thận,…Và tay chân là bộ phần cơ thể cuối cùng mà máu lưu thông đến.

Vì thế, nhiệt độ tay, chân có thể thấp hơn nhiệt độ vùng trung ương (thân mình, đầu) một chút. Hơn nữa, một số bé có hiện tượng đổ mồ hôi tay và chân sẽ làm nhiệt mất nhanh hơn nên tay chân lại càng lạnh hơn. Vì vậy hiện tượng tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh có thể nói là “bình thường”.

Ngoài ra, khi thời tiết chuyển mùa lạnh hơn, do thân nhiệt của bé chưa ổn định và cơ thể còn non nớt nên dễ bị ảnh hưởng. Nếu không được giữ ấm đủ thì hiện tương trẻ sơ sinh chân tay lạnh xuất hiện.

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh ra mồ hôi có thể xem là hiện tượng bình thường

Tuy trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu, nhưng trẻ sơ sinh tay chân lạnh có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác như:

Thiếu canxi, vitamin B, đặc biệt là vitamin B12

Các ngón tay, ngón chân là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh nhận nhiều phản hồi xúc giác và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Và các loại vitamin này đóng vai trò cho sự hình thành các hồng cầu bình thường, sửa chữa các mô và tế bào cũng như tổng hợp DNA.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, vitamin B12 cũng rất cần thiết cho sự sản sinh các hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. Do đó, khi thiếu loại vitamin này sẽ khiến các đầu ngón tay, ngón chân tê buốt, lạnh như đóng băng.

Có thể bạn chưa biết

Trẻ bị thiếu máu

Bên cạnh tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh ra mồ hôi, thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Khi trẻ bị thiếu các vitamin hay một số nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm… không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể trẻ, đặc biệt là sắt để tái tạo hồng cầu trong tim.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và khi thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, khiến tế bào tiểu cầu tăng lên. Lượng máu không đủ cung cấp cho bàn tay, bàn chân gây ra tình trạng tay chân lạnh.

Viêm tĩnh mạch

Trẻ sơ sinh chân tay lạnh cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tĩnh mạch. Tĩnh mạch không phải nuôi dưỡng cho tim, não và động mạch chủ mà có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân.

Vì vậy khi tĩnh mạch máu bị tổn thương hay viêm nhiễm thì trẻ sẽ bị chân tay lạnh và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.

Viêm phổi cấp

Trẻ bị tay chân lạnh trong mùa lạnh, hay mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, có thể là biểu hiện của bệnh phổi cấp. Nếu bị viêm phổi thì trẻ sơ sinh chân tay lạnh sẽ kèm theo hiện tượng bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy,...

Khi ấy , đưa bé đến bệnh viện để điều trị để tranh phát sinh biến chứng và lây lan xung quanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Có thể nói tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh dưới 3 tháng là phổ biến và ít nguy hiểm.

Nhưng ba mẹ cũng nên cẩn trọng, để ý đến con mỗi ngày. Dưới đây là các dấu hiệu để ba mẹ biết khi nào là bình thường và khi nào là nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh.

Bé vẫn bình thường, khoẻ mạnh khi:

  • Có màu da bình thường
  • Vẫn nói chuyện và sinh hoạt bình thường
  • Trẻ rất tỉnh, khi được gọi thì dậy nhanh chóng và dễ dàng
  • Tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh và bé khóc mạnh, phản xạ bình thường
  • Môi và lưỡi không khô, không khát nước, không tím tái.

Trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm cần bác sĩ can thiệp khi:

  • Có dấu hiệu sốt trên 39 độ
  • Da nhợt nhạt hay thậm chí tím tái
  • Không nhạy như bình thường/ không cười/ khóc nhiều trong vài giờ
  • Khó đánh thức bé dậy
  • Bé nằm im, li bì
  • Môi và lưỡi khô, mắt, thóp trũng, khi thở thấy bụng phình, ngực lõm
  • Có vài cơn lạnh run người
  • Cổ cứng, mụn nước trên da, nổi mẩn khi đè ép

Có thể bạn chưa biết

Xử lý trẻ sơ sinh tay chân lạnh tại nhà như thế nào?

Trừ trường hợp nguy hiểm phải đưa bé ngay đến bệnh viện hay cơ sở y tế để được điều trị, thì hầu như ba mẹ có thể làm những việc sau để giúp bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tay và chân cần được đeo bao tay và tất chân để giữ ấm đúng cách. Không để bé nằm khoả thân quá lâu, đặc biệt là mùa đông. Tuy nhiên cũng không nên bịt quá kín tay chân trẻ, khiến mồ hôi trẻ tiết ra không thoát ra ngoài sẽ thấm ngược vào trong, cũng khiến trẻ sơ sinh bị tay chân lạnh.
  • Nếu do thiếu canxi thì tăng cường tắm nắng từ khoảng thời gian 6-9 giờ sáng giúp cơ thể tự tạo vitamin D nội sinh để hấp thụ tốt canxi.
  • Cho bé uống nhiều và đầy đủ nước/sữa.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu khoáng chất để gián tiếp bổ sung cho trẻ.
  • Ngoài ra, khuyến khích bé vui đùa, lăn, bò, trườn vận động để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể, nhất là trong mùa lạnh sắp đến.

Dấu hiệu bé bủ đủ nhu cầu

Nếu mẹ cho con bú đủ lượng yêu cầu, mẹ sẽ thấy các dấu hiệu như sau:

  • Bé đẩy ngực mẹ hoặc bình sữa ra xa
  • Bé ngủ trong lúc bú
  • Bé lắc đầu hoặc ngậm miệng lại khi đang bú
  • Số tã cần dùng tăng thêm: trẻ có thể thay tới 5 - 8 miếng tã mỗi 24 giờ, cộng với 2 - 5 đi tiêu mỗi ngày.
  • Cân nặng trẻ tăng ổn định: từ tuần thứ 2 tới khi tròn 6 tháng, trẻ sẽ tăng 100-200gram mỗi tuần. Từ tháng thứ 6 - 18, bé tăng khoảng 85 - 150 gram/tuần.
  • Bé trông lanh lợi, hiếu động, có vẻ hài lòng khi được bú no.

Điều trị chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh ra sao?

Bên cạnh việc đổ mồ hôi tay chân nhiều, trẻ sơ sinh cũng bị ra mồ hôi đầu. Các biện pháp khắc phục hiện tượng này là:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ, có thể tận dụng ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm. Mẹ nếu tắm nắng cho con hãy tắm đều đặn trước 8 giờ sáng và nếu mùa đông thì khoảng 9 đến 10 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Khi tắm nắng, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mắt bé dễ gây tổn thương.
  • Giữ cho cơ thể của trẻ luôn mát mẻ, phòng ngủ thoáng đãng
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng
  • Bổ sung nước cho con đầy đủ
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ
  • Không cho bé bú no trước khi ngủ
  • Dùng khăn mềm lau vùng đầu và lưng nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt và giàu dinh dưỡng
  • Nếu thấy có điều gì bất thường về việc trẻ đồ mồ hôi đầu, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu