Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi như thế nào để tránh biến chứng nguy hiểm cho con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, rất dễ nhiễm bệnh đường hô hấp. Viêm phổi là một căn bệnh nghiêm trọng mà trẻ có thể mắc phải trong những năm đầu đời. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi như thế nào và phòng bệnh ra sao? Các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Viêm phổi là tình trạng xảy ra khi phổi bị tấn công bởi vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng. Kết quả là phổi bị tổn thương gây ra sự tích tụ các túi chất lỏng và mủ gây khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, cả hai phổi có thể bị ảnh hưởng, đây được gọi là viêm phổi kép.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khá sớm, có trường hợp chỉ vài ngày sau khi bé chào đời. Do trẻ sơ sinh đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên các triệu chứng điển hình của viêm phổi như sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng rít thường ít xảy ra. Vì thế các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn diễn biến nhanh và nặng.

Các biến chứng khác của viêm phổi còn phải kể đến là: tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, trụy tim, kháng kháng sinh, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Các triệu chứng viêm phổi ban đầu ở trẻ sơ sinh thường là:

  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt.
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Trẻ thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở

Trong trường hợp các triệu chứng trên xuất hiện một cách rõ ràng kèm theo các dấu hiệu như trẻ li bì, nôn nhiều, chướng bụng, thở khò khè, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái… thì bệnh  viêm phổi đã ở giai đoạn diến biến nặng. Lúc này, cha mẹ cần tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức, đừng chần chừ đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa. Nếu chậm, có thể đe dọa đến tính mạng của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Các triệu chứng viêm phổi thường tương tự như nhau, nhưng nguyên nhân lại được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Như đã nói ở trên, các loại vi khuẩn, vi-rút là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi, trong đó viêm phổi do vi-rút là phổ biến nhất, có thể lây lan thành dịch.

Một loại vi-rút phổ biến với trẻ sơ sinh là vi-rút hợp bào hô hấp. Nếu nhiễm vi-rút này, ban đầu bé sẽ có các triệu chứng giống như cảm lạnh, nhưng chúng có thể dần dần tiến triển thành viêm phổi nếu không điều trị ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các loại vi-rút khác gây viêm phổi bao gồm vi-rút parainfluenza, vi-rút cúm thông thường và adenovirus…

Ngoài ra cần kể đến các nguyên nhân khác như:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ và môi trường do không vô trùng đúng cách trong khi đỡ đẻ, hồi sức và chăm sóc sau sinh.
  • Môi trường sống của trẻ kém vệ sinh: nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, gia đình có người bị bệnh lao, hút thuốc lá,...
  • Không được ủ ấm hoặc ủ ấm quá kỹ làm trẻ toát mồ hôi và không được lau khô kịp thời khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
  • Người lớn không biết cách chăm sóc trẻ, trẻ không được bú mẹ, không được tiêm phòng đầy đủ
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Trẻ bị dị tật đường hô hấp
  • Trẻ mắc các bệnh viêm da, viêm dây rốn
  • Các loại ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi.
  • Khi bú mẹ, trẻ hay bị nôn, trớ. Khi đó, sữa sẽ đi theo đường thở vào phổi. Lượng sữa bị hít vào càng nhiều thì khả năng gây viêm phổi càng cao.
  • Trẻ đẻ non, thiếu cân nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó hay bị trào ngược dạ dày thực quản.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Do có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh nên điều trị viêm phổi phải bắt đầu bằng việc tìm ra nguyên nhân và do bác sĩ quyết định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị viêm phổi cho bé tại nhà.  Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus.

Cha mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi như sau:

  • Hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm tích cực bằng nước ấm. Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ thì có thể cho uống thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Cho bé bú sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch và nên cho bé bú thành nhiều bữa, có thể cho trẻ uống nhiều nước để làm lỏng đờm.
  • Trước khi cho bé ăn, nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để trẻ thông thoáng đường thở, khi ăn không bị sặc.
  • Nên dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đảm bảo khăn sạch sẽ trước khi dùng.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, nằm gối đầu cao một chút hoặc nằm ngửa ngồi, thường xuyên thay đổi tư thế để giảm ứ máu ở phổi.
  • Giữ ấm trẻ đúng cách, không mặc quần áo chật, kín.
  • Giữ vệ sinh cho bé, trước và sau khi chăm sóc bé phải rửa tay bằng xà phòng. Đồ dùng, dụng cụ như: cốc, thìa, chăn, áo, tã...phải sạch, khô và vô trùng.

Phòng tránh bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh

Để phòng tránh căn bệnh viêm phổi hay một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác,

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến khi nào trẻ được 18 -24 tháng tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Trẻ sơ sinh bú mẹ nên người mẹ cần chú ý bổ sung đẩy đủ các thành phần dinh dưỡng để có được chất lượng sữa tốt nhất cho bé.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…
  • Môi trường sống và những nơi có sự xuất hiện của bé phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan, đủ ánh sáng và thoáng mát.
  • Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
  • Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp để bé được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Viêm phổi là bệnh lý nghiêm trọng, cần sự điều trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận. Nếu không đúng cách sẽ để lại hậu quả rất lớn, thậm chí có thể gây tử vong cho bé. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do bệnh viêm phổi càng cao. Do đó, ngay khi thấy bé có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức.

Theo: The Asianparent

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca