Trẻ sơ sinh bị viêm da - Học cách nhận biết sớm để điều trị dứt điểm cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị viêm da có thể vì nhiều lý do như cơ địa trẻ, môi trường, vi khuẩn, thói quen chăm sóc trẻ. Chỉ cần lưu ý một số bí quyết sau, mẹ sẽ giúp làn da của bé luôn mịn màng như bông.

Đa số các bệnh về da ở trẻ sơ sinh đều không gây nguy hiểm cho trẻ. Hầu hết đều có thể tự khỏi sau một thời gian nếu chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, các bệnh này có thể gây những tổn thương da nghiêm trọng. Ngoài ra, nó cũng khiến trẻ đau và khó chịu rất nhiều.

Viêm da ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và mỏng cùng với sức đề kháng kém khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Viêm da thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi da trẻ tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Các loại viêm da ở trẻ sơ sinh

  • Chàm sữa/ lác sữa ở trẻ nhỏ (viêm da dị ứng)
  • Nổi mẩn đỏ quanh miệng
  • Mụn sữa ở trẻ sơ sinh
  • Hăm tã
  • Viêm da tiết bã

Trong các loại này, viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm sữa, lác sữa là bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.

Viêm da dị ứng là gì?

Bệnh Viêm da dị ứng (hay chàm) là một căn bệnh ngoài da bất tiện và thỉnh thoảng gây đau đớn kéo dài, rất phổ biến ở trẻ em toàn cầu. Đặc biệt là ở những trẻ phương Tây. Trong khi đó, chỉ có 2-5% người lớn bị mắc bệnh, có tới 10-20% bệnh nhân là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phần lớn người bệnh (90%) mắc bệnh Viêm da dị ứng trước 5 tuổi.

Trẻ sơ sinh có thể phát triển các triệu chứng nhỏ nhất là từ khi chúng 2 – 3 tháng. Một vết phát ban có thể xuất hiện đột ngột, làm da bị khô, ngứa và đóng vảy. Ở giai đoạn phát bệnh, làn da bị nhiễm trùng có thể rỉ ra chất lỏng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số trẻ thì bị bệnh này muộn hơn (từ 2 tuổi cho đến khi dậy thì). Khi đó, vết phát ban thường khô kèm theo ngứa, và các mảng đóng vảy. Da có xu hướng sần sùi, dày hơn, không mềm mượt.

Các giai đoạn phát triển của viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng phát triển trên da trẻ theo trình tự sau:

  1. Hàng rào chức năng của da bị suy yếu làm các vi sinh vật xâm nhập dễ dàng hơn.
  2. Kích hoạt các tế bào miễn dịch, da bị viêm.
  3. Gây ngứa

Viêm da ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 giai đoạn chính là: Viêm da cấp tính, bán cấp và mãn tính.

Giai đoạn cấp tính:

  • Xuất hiện các nốt mụn nước trên làn da của trẻ, chủ yếu ở má và trán. Các nốt mụn mẩn đỏ thành từng vùng, gây phù nề, chảy nước khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
  • Giai đoạn đầu khi trẻ mới bị viêm da, các mẹ nên có hướng điều trị ngay.

Giai đoạn bán cấp:

  • Da bắt đầu khô, ít phù và ít ngứa hơn.
  • Giai đoạn này nhiều mẹ tưởng là bé đang dần khỏi. Nhưng thật sự không phải. Lúc này, mẹ nên dẫn bé đến bác sĩ da liễu để điều trị sớm.

Giai đoạn mãn tính:

  • Da bong tróc vảy, dày hơn và tình trạng ngứa tăng lên.
  • Khi viêm da ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn mãn tính sẽ khó chữa trị hơn. Thậm chí, nó có thể gây ra những hậu quả nặng nề sau này.

Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm da là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh sẽ không đáng ngại nếu có cách điều trị đúng và kịp thời trong giai đoạn đầu. Bệnh viêm da chỉ thật sự nguy hiểm khi để trong một thời gian dài, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, sẹo không thể chữa khỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị viêm da nếu xuất hiện các vết viêm ở quanh vùng mặt, cổ hay đầu – tập trung nhiều mạch máu, dẫn truyền xung thần kinh. Có thể gây ra tình trạng viêm tắc mạch não, nguy hiểm có thể làm mất mạng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Hiện chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Độ ẩm từ sữa, nước bọt hoặc mồ hôi tồn động trên da bé mà không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Trẻ em sống ở thành phố lớn, khu vực ô nhiễm rất cao. Bụi bặm, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, thú cưng,… đều có thể khiến bé bị dị ứng.
  • Vết trầy xước, tổn thương da dễ khiến nấm mốc hoặc các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Thời tiết quá nóng, không khí lạnh khô khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên và dễ bị kích ứng.
  • Các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Viêm da dị ứng, bệnh dị ứng theo mùa hay / và bệnh hen suyễn.
  • Căng thẳng về mặt thể chất là tinh thần.
  • Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi.
  • Bé gái có nguy cơ mắc viêm da dị ứng cao hơn bé trai.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị viêm da

  • Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm mỗi ngày cho trẻ.
  • Tạo một môi trường thoáng mát, trong lành cho trẻ vui chơi. Hạn chế các đồ dùng, đồ chơi chưa được sát khuẩn hay lông thú tiếp xúc với da trẻ.
  • Những ngày hè cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần. Ngoài ra cần chọn loại tã giấy thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại. Lưu ý không để trẻ mặc bỉm có nước tiểu hay phân quá lâu.
  • Bôi kem dưỡng da để duy trì độ ẩm cho da trẻ suốt ngày dài. Lưu ý lựa chọn những loại kem dưỡng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên đảm bảo an toàn, không gây dị ứng trên da trẻ.
  • Duy trì giấc ngủ, ổn định tâm lý của trẻ

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh. Hy vọng chị em đã biết cách để chăm sóc trẻ đúng đắn, giúp da dẻ con luôn mịn mượt hồng hào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Lợi ích của việc thực hiện da tiếp da sau sinh

Cách dân gian trị rạn da bụng sau sinh cực hiệu quả

Dị ứng da của em bé nguyên do là mẹ sử dụng sản phẩm làm trắng da

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Momaya