Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được, mẹ nên làm thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được thường có biểu hiện rõ rệt như phân cứng, mỗi lần đi rặn mạnh, bé biếng ăn, chậm lớn, ... Mẹ hãy áp dụng ngay những cách sau để cải thiện tình trạng này cho con.

Khi nào thì trẻ sơ sinh bị coi là đang gặp phải tình trạng táo bón?

Trẻ sơ sinh rất hiếm khi bị táo bón, đặc biệt là với bé bú sữa mẹ. Đó là vì sữa mẹ là một trong những loại thức ăn tốt nhất và dễ tiêu hóa nhất với trẻ.

Ngoài ra ở tháng thứ 2 trở đi, trẻ có thể trải qua hiện tượng giãn ruột. Nói nôm na, đây là giai đoạn thể tích ruột của trẻ tăng lên và trẻ sẽ không đi ị khi bụng chưa đầy phân. Điều này hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của các bé, nên các bố mẹ không cần quá lo lắng.

Như vậy, trẻ sơ sinh chỉ coi là bị táo bón nếu bé có các dấu hiệu như sau.

1. Phân cứng, vón cục

Trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón phân thường có các đặc điểm nhỏ hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô, không có độ ẩm. Đặc biệt nếu mẹ thấy trong phân bé có máu, chứng tỏ hậu môn bé bị tổn thương do táo bón.

2. Bụng cứng và phình to

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có biểu hiện bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ rằng em bé của bạn đang bị khó tiêu, đầy bụng.

3. Trẻ đi ngoài ít một cách bất thường

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với những trẻ uống sữa công thức.

Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Mỗi lần đi ngoài bé đều rặn mạnh

Khi trẻ táo bón thì bé sẽ thấy khó chịu khi đi ngoài, thậm chí là bé quấy khóc và đau đớn khi đi ngoài. Bên cạnh đó bé phải dùng sức để rặn phân cứng nên mặt sẽ đỏ ửng lên, bé gồng mình và siết chặt mông khi đi ngoài.

5. Trẻ lười ăn và chậm lớn

Táo bón kéo dài, bé không đi ngoài được nên bí bách trong bụng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người, có cảm giác chán ăn và không muốn bú, thường xuyên quấy khóc liên tục.

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được - Mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ có các biểu hiện như trên, rất có thể bé đã bị táo bón. Tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bé sơ sinh bởi  khi trẻ bị táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại, gây tắc nghẽn đường ruột, phình đại tràng, bệnh trĩ,.... khiến trẻ chậm lớn.

Ngoài việc đưa bé đi khám, mẹ nên kết hợp các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng táo bón cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với trẻ bú sữa mẹ

Mẹ cần tăng cường cho bé bú đủ để phòng tránh thiếu nước. Đồng thời người mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống của chính mình để cải thiện chất lượng sữa mẹ: tăng cường chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước, tránh các đồ ăn cay nóng, chất có cồn,...

Với trẻ bú sữa công thức

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn. Tình trạng này thường xảy ra do một số protein có trong thành phần sữa công thức. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường đi phân xanh và cứng.

Nếu nhận thấy con bị táo bón do sữa công thức, mẹ có thể chuyển sang dùng một loại sữa khác phù hợp hơn với con. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này để tìm ra loại sữa phù hợp nhất cho bé.

Song song với việc cải thiện chế độ ăn sữa cho các bé như trên, mẹ có thể áp dụng thêm các cách này.

1. Tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được

Cho bé ngâm hậu môn vào nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó bé sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy để ý khi thấy bé chớm có dấu hiệu táo bón, hãy chuẩn bị một chậu nước ấm cho bé tắm và ngâm mông 5 - 10 phút mỗi ngày.  Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn xô nhúng vào nước nóng chờ nhiệt độ thích hợp áp trực tiếp vào hậu môn bé giữ khoảng 30 giây đến 1 phút.

2. Mát xa bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mát xa, xoa bụng cho bé bị táo bón mang lại hiệu quả điều trị khá tốt. Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị táo bón như sau:

  • Để trẻ nằm ngửa và dùng hai tay để tạo áp lực nhẹ nhàng lên bụng.
  • Bắt đầu xoa bóp ở vùng bụng phía dưới bên phải của bụng theo chiều kim đồng hồ. Chú ý điều chỉnh lực tay phù hợp để tránh làm tổn thương nội tạng của trẻ.
  • Tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng ở xương hông phải và trái của trẻ.
  • Sử dụng các đầu ngón tay để ấn vào bụng của trẻ và di chuyển từ dưới lên trên.
  • Mát xa liên tục trong 15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cùng với mát xa và tắm nước ấm, mẹ nên cho bé vận động mỗi ngày để hỗ trợ kích thích ruột của bé. Nhờ đó con sẽ không còn bị táo bón nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương