Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là chuyện các bà mẹ bỉm sữa thường gặp. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này do đâu? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Những bà mẹ thông thái không thể bỏ qua thông tin dưới đây.
Nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Sôi bụng là tình trạng bụng của trẻ phát ra những âm thanh nghe như ùng ụng, quan sát bụng bé có dấu hiệu căng tròn hơn. Khi bị sôi bụng bé thường kèm theo nôn ói sau khi ăn, bỏ ăn, quấy khóc, nhất là vào ban đêm. Hiện tượng sôi bụng có thể kéo dài một ngày hoặc là lâu hơn tùy theo từng tình trạng mức độ của bé.
Xì hơi là một phần của quá trình tiêu hoá, đây là phản ứng của cơ thể để thải khí độc ra ngoài khỏi ruột qua đường hậu môn. Khi bị xì hơi bé thường phát ra âm thanh “tủm” và mẹ có thể nghe rõ, kèm theo đó là mùi thối nhẹ. Cũng có bé xì nhẹ không ra tiếng nhưng đều tạo ra mùi rất khó chịu.
Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Cụ thể hơn là do sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn yếu khó thích nghi với các loại sữa bột hơn sữa mẹ.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý
Mẹ ăn thức ăn lạ, khiến cho thức ăn sau khi được tiêu hóa tiết qua sữa mẹ làm cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng do hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ chưa kịp thích nghi.
Do bé bị dị ứng với loại sữa công thức
Có thể một số loại sữa mà bé đang dùng chứa nhiều đường lactose. Loại đường này dạ dày của bé khó tiêu hoá được. Vì thế mà dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và xì hơi.
Do bé ăn dặm quá sớm
Khi chức năng dạ dày của bé chưa thể tiêu hoá được các đồ ăn mới lạ, hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi ngay được nên mới gây ra hiện tượng này.Mẹ nên lưu ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, mẹ không đủ sữa cần phải cho bé ăn thêm sữa công thức, và nên chọn cho bé loại sữa phù hợp với độ tuổi, ít lactose có thành phần protein gần giống với sữa mẹ để giúp bé dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.
Ngoài ra việc trẻ khóc nhiều, thường xuyên khóc cũng dễ bị nuốt khí vào trong dạ dày và dẫn đến tình trạng sôi bụng.
Cách khắc phục khi trẻ bị sôi bụng xì hơi
Từ việc xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng sôi bụng của bé. Các mẹ cũng phần nào được yên tâm tìm ra cách khắc phục kịp thời
Chọn sữa công thức phù hợp
Trẻ không hấp thụ được Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.
Nếu trẻ đang ăn dặm và nhạy cảm với các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.
Lưu ý đến chế độ ăn cho bé
Nếu trẻ nhạy cảm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng. Một số loại thực phẩm giàu canxi như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.
Tốt nhất không nên dùng sữa bò cho trẻ sơ sinh vì dễ gây ra các hiện tượng sôi bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Thường xuyên massage cho bé bằng cách xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài. Cách massage này sẽ giúp bé tiêu hoá tốt hơn, đẩy bớt khí hơi đầy trong dạ dày ra ngoài, giúp bé xì hơi nhiều và nhanh chóng khỏi đầy bụng.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng đầy hơi nhiều ngày và thường xuyên đi ngoài thì các mẹ hãy cẩn thận hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, có tính thanh nhiệt, mát để trẻ được cân bằng lượng dinh dưỡng.
Nếu dinh dưỡng của con chủ yếu từ sữa mẹ thì mẹ cần lưu ý đến một số thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Hãy tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Một số thực phẩm khác như cam, quýt, cà chua, súp lơ, bắp cải… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đầy hơi.
Đưa bé đi khám
Đặc biệt nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời nếu có các triệu chứng đầy hơi, quấy khóc, nôn chớ, chán bú, gặp khó khăn khi đại tiện, không thể xì hơi… Vì không chỉ đơn giản là các triệu chứng của sôi bụng mà nó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra các biến chứng khó lường.
Với những thông tin hữu ích ở trên, chúng tôi tin rằng khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, ba mẹ có thể điều trị tình trạng của con thật hiệu quả.
Xem thêm
- Sôi bụng ở trẻ sơ sinh: Nắm rõ dấu hiệu để biết cách xử lý
- Trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối có phải bị bệnh tiêu hoá?
- Trẻ sơ sinh không đi ngoài 3 ngày liên tục, mẹ phải làm sao?