Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ là vì đâu, có cách nào giúp bé nhanh khỏi bệnh không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ thường do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, loại sữa bé uống, chế độ dinh dưỡng của mẹ cho bé bú, … Tùy theo từng nguyên nhân mà ba mẹ nên có cách điều trị phù hợp.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ 

Hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều liên quan đến hệ tiêu hóa. Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ có thể kể đến như:

Hệ tiêu hóa của trẻ kém

Nếu chức năng của ruột kém thì bé sẽ chậm tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, ăn khó tiêu, sôi bụng, táo bón (phân không thải ra ngoài được) hoặc tiêu chảy, đi phân sống (phân thải ra mà chưa tiêu hóa được hoàn toàn), quấy khóc khi ăn, biếng bú/ăn, …

Không hợp sữa công thức khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường có xu hướng dễ bị sôi bụng và nôn trớ hơn trẻ bú mẹ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa được hoàn thiện do đó nếu mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm sẽ khiến bé chưa kịp thích nghi và có thể gây ra hiện tượng sôi bụng, khó tiêu.

Bình sữa không được giữ sạch sẽ, đúng cách hoặc quá trình pha chế không hợp vệ sinh cũng sẽ là một nguyên nhân và ngay  cả hiện tượng bé nuốt phải nhiều không khí khi bú cũng sẽ gây ra đầy bụng.

Bé không hấp thụ được hết đạm trong sữa mẹ

Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa non nớt của bé không không thể hấp thụ, xử lý hết một số loại Protein đến từ sữa và thức ăn của mẹ. Các protein dư thừa đó sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa, gây nên hiện tượng đầy bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ ăn các loại thực phẩm khiến bé đầy bụng, khó tiêu

Trong thời gian bú mẹ, tình trạng đầy bụng ở bé có thể do thức ăn của mẹ. Mẹ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, hành tây, đậu nành, uống nhiều nước uống có ga sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi, sôi bụng, khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ: Cách xử lý giúp bé dễ chịu hơn

Theo các bác sĩ nhi khoa, sôi bụng, đầy hơi, nôn trớ không gây ra nguy hiểm tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự sự phát triển của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó ngoài việc quan tâm đến nguyên nhân gây ra bệnh thì ba mẹ cũng nên lưu ý đến cách chữa cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa.

Với bé dưới 5-6 tháng và vẫn chưa ăn dặm

  • Mẹ có thể đổi loại sữa cho bé (nếu bé đang ăn sữa công thức).
  • Đối với những trẻ không thể hấp thu được đường Lactose thì mẹ nên cắt  giảm khẩu phần sữa cà cho trẻ ăn từ từ các loại sữa có thành phần đường phức hợp để cơ thể trẻ tự sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.
  • Mẹ cho bé bú cần kiêng các loại thực phẩm có thể khiến con bị sôi bụng như bắp cải, nước ngọt có ga, đồ muối chua, …
  • Vỗ ợ hơi cho bé sau khoảng 30 phút của bữa ăn

Với bé đã bắt đầu ăn dặm

  • Cho bé uống một ly nước cam vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy, bé sẽ dễ tiêu hóa và đào thải các dưỡng chất dư thừa vì nước cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
  • Dùng tỏi là cách được nhiều mẹ áp dụng nhất. Mẹ chỉ cần thêm vào thức ăn của bé một vài lát tỏi. Với các bé bú sữa mẹ, mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của mình vài tép tỏi để hỗ trợ chữa đầy bụng cho bé yêu.
  • Không cho bé ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn của trẻ và thay bằng các món dễ tiêu
  • Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi: Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các động tác mát-xa, các bài tập vận động như đạp xe đạp, giúp giúp bé tống đẩy không khí dư thừa ra ngoài rất tốt.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương