Xin đừng phán đoán chủ quan khi trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi thì nguyên nhân do đâu? Làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi?

Trẻ sơ sinh dù được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn dễ gặp tình trạng bị ho, nghẹt mũi. Ba mẹ cần chăm sóc con một cách khoa học và hợp lý. Bạn không nên xem nhẹ những hiện tượng này bởi nó có thể là biểu hiện của bệnh nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi do nguyên nhân nào? Cách phòng và chữa bệnh ra sao? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Không nên xem nhẹ tình trạng này nhé

Các dấu hiệu

Dấu hiệu bé bị nghẹt mũi mẹ dễ nhận biết nhất là lúc cho con bú sữa. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu khó bú hay đang bú phải dừng lại nghỉ rồi mới bú tiếp. Trẻ không như thường ngày là bú dài hơi mà hay ngừng và dễ bị sặc.

Bên cạnh đó, nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên rất khó chịu và quấy khóc. Vì thế, mẹ nên ẵm để đầu trẻ cao hơn mông hoặc bế đứng để trẻ dễ chịu hơn. 

Đi cùng với nghẹt mũi là con sẽ ho liên tục bởi khi nghẹt mũi trẻ thở bằng miệng nhiều hơn. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm.

Bé nghẹt mũi và ho kéo dài dễ dẫn đến viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thể nhẹ: Bé hắt hơi, chảy nước mũi và xuất hiện vảy đặc trong mũi. 
  • Thể nặng: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm thường bị ngứa rát cổ họng, viêm họng, ho khan. Nghiêm trọng hơn là sau khi ăn no bé có thể nôn ngay dù chỉ ho nhẹ. 

Nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên rất khó chịu và hay quấy khóc

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi là gì?

Bé bị cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó chịu. Con có thể bị nhiễm lạnh cả khi trời mưa hay trời nắng và có nhiệt độ cao. Môi trường nhiệt độ thấp hoặc nằm điều hòa không đúng cách cũng khiến trẻ sơ sinh cảm lạnh.

Bởi vốn trẻ sơ sinh có sức đề kháng vô cùng non yếu. Các bé bị nghẹt mũi do cảm lạnh thường có triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mắt, hắt hơi…

Nghẹt mũi sinh lý

 Sau khi đưa con từ viện về, mẹ thấy trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi rất lo lắng. Tuy nhiên, các bạn chỉ thấy trẻ bị nghẹt mũi một chút và không có biểu hiện khác thì có thể yên tâm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bởi các nước nhầy của bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp của bé mới sinh. Các trẻ sẽ khỏe lại sau khoảng 2 tuần về nhà.

Bé bị cảm cúm

Trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 6 tháng trở lên thì mới bắt đầu tiêm vắc-xin phòng chống cúm. Nhưng trước thời gian này bé hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh.

Những biểu hiện cụ thể là ngạt mũi, khó thở, thở khò khè… Ngoài ra, bé yêu của bạn còn có những biểu hiện chán ăn, bỏ bú, sốt nhẹ, đau họng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị dị ứng

Cơ thể non yếu của bé con rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế bé dễ bị dị ứng với độ ẩm, khói bụi trong không khí.

Đặc biệt, thể chất của bé rất mẫn cảm khi thời tiết thay đổi bất thường. Thời tiết thay đổi khiến cơ thể non nớt không thích ứng kịp dễ gây ho, nghẹt mũi, viêm họng.

Có vật gì đó rơi vào trong mũi của bé

Trong lúc không chú ý, đã có vật gì đó rơi vào khiến bé bị nghẹt mũi. Điều này sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị khó thở khi ngủ hoặc ngạt mũi có đờm. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị suy hô hấp hay khiến bé bị chảy máu mũi.

Đừng nên xem nhẹ tình trạng  ho, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên vẫn còn khá non nớt. Sức đề kháng cũng chưa được phát huy trọn vẹn. Vì thế, những tác nhân bên ngoài rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cần biết cách xử lý khi thấy trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi về đêm hoặc có đờm. Đa số trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời.

Tuy nhiên không loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm khác. Do đó, ba mẹ phải luôn chú ý chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận nhất.

Cách chữa trị 

Cách chữa trị khi trẻ bị ho nghẹt mũi là dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho trẻ

  • Để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ;
  • Dùng nước muối sinh lý;
  • Tạo độ ẩm không khí xung quanh và tắm cho trẻ bằng nước ấm;
  • Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ;
  • Dùng tinh dầu bạc hà.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi. Mong rằng điều này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc con hiệu quả. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

dinhlegiang