Tã là một phát minh tuyệt vời, kiểm soát các chất thải của trẻ sơ sinh theo cách tương đối thuận tiện, sạch sẽ và lành mạnh. Tuy nhiên, bệnh lý trẻ sơ sinh bị hăm tã xuất hiện ngày càng phổ biến.
Bệnh lý hăm tã với những vùng da đỏ rát, bóng, mẩn ngứa với mụn nhỏ li ti… làm bé khó chịu. Bên cạnh đó, chứng hăm tã còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bố mẹ hãy trang bị ngay cho mình một số kiến thức giúp phòng ngừa bệnh lý trẻ sơ sinh bị hăm tã hiệu quả nhất hiện nay.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng hăm tã
Bé đang mặc tã và đi vệ sinh thì nước tiểu và phân được ép vào da. Chúng phá vỡ hàng rào bảo và gây nên chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Một số dạng hăm tã nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển thành bệnh nhiễm trùng nấm men.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm tã
Khi trẻ mới bị hăm tã thì xuất hiện nố sưng đỏ, gần giống với phát ban. Nếu vùng da này không được điều trị sớm sẽ ngày càng nặng hơn.
Mỗi bé có cấu tạo da và cơ địa không giống nhau nên bệnh lý hăm tã nặng nhẹ khác nhau. Mức độ trẻ bị hăm tã được chia làm 5 cấp độ. Vết hăm tã sẽ ngày một lan rộng với những vùng mông, háng, đùi, bụng, hậu môn hay bộ phận sinh dục. Biểu hiện đi kèm rõ rệt nhất là mẩn đỏ, sưng phồng, lở loét, mưng mủ, chảy nước…
Khi bé bị hăm mông thì trẻ rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Từ đó, trẻ sụt cân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển toàn diện.
Một số các dạng hăm tã mà trẻ sơ sinh thường gặp
Hăm tã phồng rộp
Đây là dạng hăm tã phổ biến nhất và ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các bé tại một số thời điểm. Nó phổ biến nhất ở những khu vực cọ sát rõ rệt nhất, chẳng hạn như đùi trong hoặc dưới do sự co giãn của tã quá chật. Nó có thể hết nhanh chóng nếu trẻ được thay tã thường xuyên.
Hăm tã ở vùng da ngấn
Một số trường hợp hăm tã do cọ sát vào da ở vị trí ngấn của trẻ. Da sẽ bị kích thích và có biểu hiện tấy đỏ. Những vị trí có vết hăm chính là nếp gấp ở chân hay bụng của trẻ.
Hăm tã dị ứng
Điều này có thể xẩy ra khi làn da của trẻ bị kích ứng với một chất nào đó có trong tã. Nó sẽ bị hăm chủ yếu ở các khu vực da tiếp xúc trực tiếp.
Hăm tã quanh hậu môn
Bạn sẽ thấy một vệt đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh vùng hậu môn của trẻ. Các bé bú sữa công thức sẽ dễ gặp phải tình trạng hăm này. Bởi phân của các bé có chứa kiềm vượt mức bình thường. Loại hăm tã này ít xuất hiện ở những trẻ bú sữa mẹ cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
Một số cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm tã
Bệnh lý hăm tã này bố mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa cho con được chỉ với một số cách đơn giản. Hãy cùng xem đó là những cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị hăm tã nào nhé!
Thay tã cho em bé thường xuyên
Hăm tã thông thường là sự kích ứng của lớp trên của da. Điều trị tốt nhất là tránh ẩm ướt kéo dài. Ngoài ra, nước tiểu và phân có chứa chất kích thích có thể phá vỡ làn da mỏng manh của em bé. Giữ cho da khô và sạch là điều cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh. Vì vậy, bố mẹ cần thay tã cho bé thường xuyên khoảng 8-10 lần/1 ngày.
Thay tã đúng cách
Khi thay tã, bạn cần làm sạch hoàn toàn và làm khô không khí ở khu vực mỗi lần thay tã. Hãy chắc chắn rằng, làm sạch da em bé với một miếng lau trẻ sơ sinh không gây dị ứng. Chúng được các bậc phụ huynh thích sử dụng hơn là khăn lau. Bởi chúng chỉ sử dụng một lần và hạn chế được vi khuẩn tích tụ.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm tã là mặc tã không quá chật
Bố mẹ hãy chắc chắn rằng tã của trẻ không quá chật. Bởi khi tã chật sẽ cọ sát vào làn da nhạy cảm của em bé. Theo đó, với những bé có làn da nhạy cảm thì dễ bị kích ứng và hăm tã xuất hiện.
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm cho làn da luôn khỏe mạnh để chống lại sự xâm nhập của nước tiểu và phân của bé. Vì mỗi khi trẻ đi tiểu hay đi ị thì không phải lúc nào cũng có thể biết và thay tã mới cho trẻ.
Cho da bé được thông thoáng
Bất cứ khi nào có thể, bố mẹ nên để làn da của bé tiếp xúc với không khí. Điều này, giúp da được thở và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa
Nếu con bạn bị chứng hăm tã dai dẳng thì nên đi khám bác sĩ. Bởi đó có thể không còn là bệnh lý hăm tã mà đã phát triển thành nhiễm trùng nấm men cứng đầu.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm tã không quá khó và chỉ cần bố mẹ chú ý một chút đúng không nào. Vì vậy, bố mẹ hãy vì con mà thực hiện để con luôn thoải mái, khỏe mạnh dù dùng tã cả ngày.
Theo: parents
Xem thêm:
-
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất và lưu ý quan trọng cho cha mẹ
-
Kinh nghiệm trị hăm tã ở trẻ sơ sinh: Mẹ nên chọn kem chống hăm nào?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!