Trẻ sinh non hay khóc đêm là hiện tượng xảy ra phổ biến. Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vừa khiến các mẹ mệt mỏi và stress.
Chăm sóc trẻ đã khó, chăm sóc trẻ sinh non còn khó gấp bội lần. Trẻ sinh non thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Điều này làm cho quá trình nuôi dưỡng bé gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện tượng khóc về đêm cũng xuất hiện nhiều hơn. Gây ra không ít vất vả cho nhiều ông bố bà mẹ.
Hiện tượng trẻ sinh non hay khóc đêm
Hiện tượng khóc đêm ở trẻ con rất thường xuyên xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy vậy, nếu tần số khóc đêm ở trẻ bình thường là 1 thì ở trẻ sinh non đến 10. Điều này tạo ra nhiều áp lực nhất là đối với bố mẹ có con lần đầu.
Nguyên nhân trẻ sinh non hay khóc đêm
Có hai nguyên nhân chính:
- Do môi trường xung quanh: Trẻ con thường rất nhạy cảm với âm thanh. Bất kỳ những tiếng động nào phát ra dù cho rất nhỏ cũng khiến trẻ giật mình và khóc thét.
- Do cơ thể bé không được thư giãn: Chúng ta đều biết bé sinh non về thể chất chưa đảm bảo đủ sức khỏe. Cộng thêm bé thường xuyên giật mình, quấy khóc khiến cơ thể bực dọc, cáu gắt. Từ đó bé trở nên khó tính và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Những vấn đề sức khỏe trẻ sinh non thường gặp
Các vấn đề về hô hấp
Phần lớn trẻ sinh non điều mắc bệnh về hô hấp do chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị suy hô hấp, khó thở hay có cơn ngừng thở khoảng 20 giây trong những ngày đầu sau sinh. Hiện tượng này thường thấy ở trẻ sinh dưới 34 tuần.
Đồng thời, bé dễ mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao
Huyết áp thấp
Đối với trẻ sinh non, mạch máu thường rất yếu. Điều này khiến khả năng duy trì máu, lưu thông máu không bình thường và ổn định. Gây ra huyết áp thấp và ảnh hưởng đế hoạt động tim mạch về sau.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề trẻ sinh non thường gặp phải. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sinh non thường rất yếu và chưa hoàn thiện. Vì vậy, dễ bị viêm ruột hoại tử, rối loạn tiêu hóa đặc biệt với trẻ không bú sữa mẹ.
Các rối loạn máu
Tết bào máu của trẻ sinh thiếu tháng còn rất yếu. Do đó, thường gặp phải các vấn đề như: nhiễm trùng máu, thiếu máu, vàng da,…Nguyên nhân chủ yếu là do tế bào máu của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
Hệ miễn dịch yếu
Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ hay đau ốm, sức khỏe khó phục hồi. Trẻ càng non ngày tháng, hệ miễn dịch càng chưa hoàn thiện. Vì thế, bé không có khả năng chống chọi với môi trường khiến dễ mắc và lây bệnh.
Chuyển hóa bất thường
Đa phần trẻ sinh non điều có tốc độ chuyển hóa chậm hơn bình thường. Điều này khiến hoạt động của các cơ quan bị cản trở, sản sinh ra nhiều hormon bất thường. Vì vậy, nếu hỏi trẻ sinh non có bị phát triển chậm hay không thì khó có câu trả lời chính xác được.
Có vấn đề về thị lực và thính giác
Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non không đủ tháng. Đối với trẻ sinh dưới 30 tuần hay nặng dưới 1,5kg có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc cao. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị mù lòa.
Bại não
Bại não là một trong những vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm mà trẻ sinh non mắc phải. Các hiện tượng về thần kinh gây suy yếu cơ, cử động bị hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thần kinh kém phát triển và sự bất thường trong lưu thông máu. Với trẻ sinh non dưới 30 tuần phải được theo dõi cẩn thận trong những ngày đầu. Bởi có thể trẻ bị xuất huyết não gây tử vong.
Rối loạn hành vi
Trẻ sinh non có hệ thần kinh phát triển kém nên có thể gây ra rối loạn hành vi. Các triệu chứng rối loạn hành vi thường gặp như: tăng động, nhận thức kém,…
Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh
Theo các nghiên cứu y khoa, trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ đột tử cao hơn. Thậm chí, cao gấp 3 lần đối với trẻ sinh từ 24 – 27 tuần.
Bài viết trên đã chỉ ra nguyên nhân trẻ sinh non hay khóc đêm và những vấn đề sức khỏe mà trẻ sinh non thường gặp. Mong rằng nó có thể giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chúc ba mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Xem thêm:
- Làm gì khi bé đi nhà trẻ về khóc đêm
- Bé sơ sinh khóc – Giải mã 6 tiếng khóc thường xuyên của trẻ sơ sinh
- Khi em bé khóc mãi không ngừng, làm sao biết bé bị gì?