6 cách xử lý thông minh khi trẻ không chịu học bài

Để biết được nguyên nhân trẻ không chịu học bài, cha mẹ nên gần gũi, hỏi han con 1 cách nhẹ nhàng, chia sẻ, không nên quát mắng, dọa nạt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ không chịu học bài khiến phụ huynh đau đầu không biết nên làm sao. Để chấm dứt tình trạng này, ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân và giúp cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học bài. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tại sao trẻ không chịu học bài?
  • Cách trị bệnh lười học, giúp bé chăm học hơn

Tại sao trẻ không chịu học bài?

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Các bệnh về mắt, tai hay ngủ không đủ thời gian, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý làm cho con có cảm giác mệt mỏi, uể oải sẽ khiến cho trẻ không chịu học bài.

Con thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi

Trường hợp này thường gặp nhất ở các bạn nhỏ mới bắt đầu đi học hoặc có lịch học quá dày, thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của bị thu hẹp lại khiến bé không còn hứng thú với việc học.

Khám phá thêm:

Thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi là nguyên nhân bé không chịu học

Trẻ vốn chậm chạp hoặc quá hiếu động

Con bạn lười học còn có thể do tâm lý bẩm sinh. Tức là có thể sinh ra vốn chậm chạp, khiến con sinh ỳ, tạo thành thói quen lười nhác. Song nếu con quá hiếu động cũng là một nguyên nhân, vì tính hiếu động nhiều khi biến thành sự ham chơi, khiến con không tập trung học hành.

Vấn đề trong gia đình

Nhiều cha mẹ loay hoay tìm cách khắc phục việc lười học của con nhưng không biết rằng sự lười học của con rất có thể được tạo nên do chính mình. Đó là khi các bé cảm thấy thất vọng hay chán ghét cha mẹ, như hàng ngày chúng phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa hoặc cảm thấy cha mẹ không quan tâm, không thương yêu mình, không để ý đến chuyện học hành của con… Từ những lý do trên đã hình thành tâm lý mệt mỏi, chán nản, bất cần, thờ ơ… khiến trẻ không chịu học bài.

Những lục đục gia đình dễ làm bé không muốn học

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lí ỷ lại

Nguyên nhân khiến các bạn nhỏ chán học đôi khi rất đơn giản đó là tại bố mẹ chăm sóc quá kỹ làm con ỷ lại, thói quen vừa học vừa chơi hoặc vừa ăn vừa chơi cũng làm bé trở nên xao lãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc. Vì biết luôn có bố mẹ ở sau giúp mình nên con sẽ nảy sinh tâm lý không cần học.

Con được học trước chương trình

Cho con học trước chương trình, cha mẹ kỳ vọng con sẽ thông minh, biết trước mọi kiến thức để có thời gian làm bài nâng cao. Chính điều này là con dao hai lưỡi, đã không giúp bé học tốt hơn mà còn khiến bé bị lạc lõng với chương trình học bình thường, không coi trọng giờ học và trở nên lười nhác, đôi khi sinh ra tâm lý tự phụ.

Học trước chương trình là không tốt cho trẻ

Vấn đề trong môi trường học tập

1 nguyên nhân khiến trẻ không chịu học bài là do cách giảng dạy của thầy cô làm bé không bắt nhịp được với bài giảng, lý do khác là mâu thuẫn giữa bạn bè khiến bé không hứng thú với việc đến lớp.

Làm thế nào để giúp bé chăm học hơn?

Giúp con có hứng thú và chăm chú hơn trong học hành là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia về sư phạm, để giúp con chăm học và học tốt cha mẹ nên thực hiện các điều sau:

Tìm hiểu lý do

Để biết được nguyên nhân trẻ không chịu học bài, cha mẹ nên gần gũi, hỏi han con 1 cách nhẹ nhàng, chia sẻ, không nên quát mắng, dọa nạt. Đồng thời, cha mẹ cũng nên gặp riêng cô giáo chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy nói chuyện cho con hiểu tầm quan trọng của việc học và kể cho con nghe những tấm gương học tốt, thành công cũng như những nhân vật lười nhác, không chịu học bài thì tương lai sẽ khó khăn, vất vả hơn. Và đừng quên cho con thấy lợi ích của việc học tốt sẽ được thầy yêu, bạn mến, bố mẹ tự hào để khuyến khích con tự giác học bài.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Cách dạy trẻ lười học là cùng con lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập, vui chơi, nghỉ ngơi trong ngày, để trẻ có thể chủ động trong mọi hoạt động. Đến giờ học, hãy yêu cầu con phải ngồi vào bàn học một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, không nên bắt học quá nhiều khiến trẻ mất tập trung. Cha mẹ hãy dành thời gian từ 30 – 60 phút mỗi ngày để giám sát và hướng dẫn con học nhưng không nên để con có cảm giác bị theo dõi mà chỉ nên gợi ‎ý và động viên. Khi học bài, hãy hướng dẫn từ dễ đến khó, từ môn học yêu thích nhất… để con hứng thú hơn với việc học.

Khám phá thêm:

Thời gian biểu hợp lý giúp bé cân bằng việc học và chơi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên so sánh con với các bạn khác

Mỗi đứa trẻ có 1 sự phát triển, tư duy khác nhau. Hãy ngừng so sánh con mình với “con nhà người ta”, điều này sẽ làm cho bé có cảm giác chán ghét việc học vì nghĩ rằng mình thua kém, có cố gắng cũng vô ích.

Hãy chỉ cho con thấy được ưu, nhược điểm của mình để từ đó tiến bộ hơn. Sự động viên, khích lệ đối với trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Hãy khen ngợi cả quá trình phấn đấu, tiến bộ của con chứ đừng khen điểm số. Điều đó sẽ giúp con tiến bộ dần trong mỗi bài học và hành vi.

Không nên so sánh con với bạn khác

Tạo môi trường học tập phù hợp

Nên hướng dẫn con sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. Khi con học, cha mẹ không nên nói chuyện quá to hoặc ngồi xem ti vi, điện thoại… sẽ khiến cho con không chỉ mất tập trung mà còn khiến con nhỏ cảm thấy đơn độc, ghen tị vì mọi người thoải mái ngồi chơi mà mình vẫn phải học bài…

Tạo môi trường học tập giúp trẻ thích thú

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Luôn khuyến khích con tự học và tin tưởng con sẽ học tốt

Cha mẹ hãy chú trọng bồi dưỡng tính tự giác, sự tự tin và trách nhiệm trong tất cả các công việc, nhất là việc học. Cần dạy trẻ biết cách quản lý quỹ thời gian của mình để hoàn thành bài tập mà không cần sự nhắc nhở của cha mẹ.

Em bé nào cũng đều rất nhiều tiềm năng, bố mẹ có thể hướng dẫn và truyền cảm hứng cho con chủ động học hỏi và phát huy sáng tạo, từ đó phát triển khả năng của mình. Để khiến trẻ thực sự mong muốn tìm hiểu kiến thức, bố mẹ cần để con thấy mình được động viên, khuyến khích bằng sự tin tưởng của bố mẹ. Khi được tin tưởng, trẻ sẽ có thêm tự tin, có thái độ tích cực với việc học và có động lực để học.

Thưởng – phạt hợp lý

Nếu con không học bài thì khả năng cao sẽ bị thầy cô trách mắng vì không làm bài, không thuộc bài. Lúc này bố mẹ hãy theo đó mà có hình phạt phù hợp. Cả thầy cô lẫn cha mẹ đều phản ứng với chuyện con lười học thì sức ảnh hưởng sẽ lớn hơn, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

Tuy nhiên bố mẹ lưu ý không nên nhắc nhiều về việc con lười học. Hãy phạt con lúc đó rồi cho qua nếu con đã có biểu hiện tốt hơn. Không đứa trẻ nào chịu nổi cảnh bị nói dai nếu bố mẹ cứ mãi nhắc đến lỗi của con.

Bên cạnh đó, hãy khen nếu con có những cố gắng đáng kể. Lời khen đúng lúc sẽ là động lực giúp trẻ tự giác, chủ động và tích cực hơn trong việc học.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khen thưởng là điều luôn cần đặt song song với hình phạt, con trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc học và những hậu quả nếu có thái độ không tích cực trong việc học.

Thay lời kết

Học tập là cả 1 chặng đường dài nên ngay từ những bước đầu tiên các bậc phụ huynh nên tìm hiểu phương pháp giáo dục đúng đắn, tránh tình trạng trẻ không chịu học bài. Mỗi em bé đều có tính cách, tư duy, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm 1 cách đúng đắn để con không cảm thấy áp lực, sợ hãi với việc học. Hãy để cho trẻ thấy rằng “mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui”.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi