Nhiều bậc phụ huynh bị ám ảnh vệ việc cứ ốm là phải truyền dịch, điều đó hoàn toàn không tốt đối với sức khoẻ của trẻ. Chỉ cần con bị cảm lạnh, sốt hay tiêu chảy là cha mẹ đưa đi truyền dịch và bỏ qua việc khám chữa bệnh đúng cách. Vậy trẻ em có cần truyền dịch khi ốm?
Theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, nhiều trường hợp thiệt mạng do truyền dịch. Truyền dịch thường xuyên cho trẻ em có thể gây ra nguy hiểm.
Trẻ em có cần truyền dịch khi ốm?
Khi thấy trẻ bị sốt cao, rất nhiều phụ huynh muốn truyền dịch để trẻ nhanh dứt cơn sốt, tăng sức đề kháng…Điều này không nên bởi việc truyền dịch cho trẻ không thể hạ sốt nhanh và có thể có những tác dụng không mong muốn.
Việc truyền dịch chỉ nên được thực hiện bởi nhân viên y tế và sau khi đã thăm khám được sự chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em truyền dịch thường xuyên có đề kháng thấp
Khi trẻ bị những bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, sốt, nếu cha mẹ vội vàng cho con truyền với quan niệm nhanh khỏi, thì nghĩa là họ đang làm giảm sức đề kháng của con. Vì thế, khi bị những chứng bệnh thông thường như trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ không còn hoạt động tốt nữa mà phụ thuộc truyền dịch nếu không sẽ rất khó khỏi.
Năm 2010, một thống kế cho thấy trung bình mỗi người Trung Quốc dùng 8 chai dịch truyền/năm, cao hơn so với mức trung bình quốc tế là 2,5 đến 3,3 chai. Nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy 70% truyền dịch là không cần thiết.
Miễn dịch là “bác sĩ” tốt nhất để trị bệnh cho con
Miễn dịch là hệ thống phòng thủ của cơ thể, chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn chúng sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn, virus và làm giảm bệnh tật đồng thời giúp cơ thể tự chống chọi với các bệnh thông thường như sốt, ho, cảm lạnh… mà không cần đến thuốc.
Làm thế nào để cải thiện miễn dịch cho con
Bổ sung kẽm và selen để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào miễn dịch.
Kẽm và selen là các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể con người, thành phần quan trọng của tế bào miễn dịch ở người và quyết định phần lớn khả năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm có trong nhiều các thực phẩm như sữa mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, trứng, thịt, gan, bơ, lạc, hải sản… Các thực phẩm chứa nhiều selen là sữa mẹ, sữa, rau xanh, rau bina, bông cải xanh, cải bắp, dầu thực vật…
Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi bác sĩ dinh dưỡng liều lượng bổ sung kẽm và selen phù hợp với con, bởi nếu thừa hai chất này sẽ nguy hại tới sức khỏe.
Tập thể dục cũng là cách để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của bé. Bạn có thể cho con chơi một số môn thể thao như chạy, chơi bóng, bơi lội…
Qua bài viết này hi vọng các bạn đã hiểu hơn về việc trẻ có cần truyền dịch khi ốm hay không. Hãy tham khám bác sĩ để được điều trị đúng cách mỗi khi thấy con bạn có biểu hiện bất thường nhé!
Xem thêm
- Sốt xuất huyết thời điểm cuối năm – Mối nguy hiểm trong thời gian sắp tới
- Cô gái suýt mất mạng vì băng huyết sau khi phá thai bằng thuốc tại nhà
- Số người chết vì muỗi đốt mỗi ngày nhiều hơn so với cá mập đã làm trong một thế kỷ