Trẻ đi ngủ sớm - Yếu tố quan trọng để giúp bé thông minh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ đi ngủ sớm không những là nếp sinh hoạt tốt mà còn ảnh hưởng tích cực đến phát triển trí não của trẻ.

Trẻ đi ngủ sớm – yếu tố quan trọng để giúp bé thông minh

Theo kết quả điều tra của hiệp hội National Sleep Foudation (hiệp hội nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của Hoa Kỳ) cho biết, 30% trẻ dưới 11 tuổi và hơn một nửa số trẻ trong độ tuổi thiếu niên ngủ ít hơn số giờ cần thiết.

Về lý thuyết các bác sĩ và chuyên gia đều khuyên cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ trong khoảng từ 6-8 giờ tối. Tuy vậy trên thực tế, do môi trường xã hội đang ngày càng thay đổi đã khiến cho 50-64% trẻ trong tuổi chập chững và trẻ ở độ tuổi đến trường đi ngủ sau 9 giờ tối.

Giấc ngủ sớm sẽ mang lại những lợi ích gì cho trẻ?

Về lợi ích lâu dài của một giấc ngủ sớm, các chuyên gia đều thống nhất rằng:

  • Cha mẹ cho con đi ngủ sớm, trẻ có xu hướng ngủ được lâu hơn và chất lượng hơn. Kết quả nghiên cứu cho biết, các bé được đi ngủ sớm lên một tiếng đồng hồ trong 5 đêm liên tiếp giúp trẻ tăng thêm thời gian ngủ lên tới 27 phút/đêm.
  • Trẻ được đi ngủ vào thời điểm thích hợp, biểu hiện hành vi sẽ khác nhiều so với trẻ không được ngủ đủ giấc. Nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm với các cha mẹ có con từ 7-11 tuổi. Các bé được cho đi ngủ sớm hơn một tiếng trong thời gian 5 đêm liên tiếp. Sau đó, giáo viên (không hề biết về việc trẻ được ngủ nhiều hơn) làm bảng đánh giá về hành vi của trẻ. Kết quả cho thấy các trẻ ngủ sớm ít nghịch ngợm hơn trong lớp học và khả năng tập trung cao hơn.
  • Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi học khi được ngủ sớm hơn thường có trí nhớ tốt và chăm chỉ học hơn so với trẻ đi ngủ muộn.

Ngủ muộn và nguy cơ béo phì có liên quan đến nhau?

Một công trình nghiên cứu đã cho thấy: 50% của trẻ 5 tuổi đi ngủ sau 9 giờ tối có xu hướng bị bệnh béo phì nhiều hơn trẻ ngủ trước 9 giờ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho biết. Trẻ đi ngủ muộn dù có số giờ ngủ bằng trẻ ngủ sớm nhưng vẫn có khả năng bị cân nặng vượt quá tiêu chuẩn. Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi về hoóc môn leptin và ghrelin (có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác đói và thèm ăn) với giờ ngủ có liên quan đến vấn đề này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảnh: Không nên cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện thoại trước giờ ngủ

Làm thế nào để giúp bé đi ngủ sớm hơn?

Nếu cha mẹ quan sát và thấy con dậy quá sớm (trước 6 giờ sáng), hoặc phấn khích, mắt thao láo mỗi khi buồn ngủ. Đây không phải là các dấu hiệu cho thấy con nên đi ngủ muộn hơn trước đó. Trái lại, điều này có nghĩa là cha mẹ nên cho con đi ngủ sớm hơn. Một khi trẻ không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra hoóc môn như cortisol, adrenaline. Các chất này sẽ khiến trẻ bị hưng phấn vào thời điểm cần đi ngủ. Do đó nếu trẻ dậy quá sớm trẻ sẽ muốn ngủ tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời điểm thích hợp để đưa bé đi ngủ

Thời gian thích hợp để bắt đầu một giấc ngủ đêm của trẻ có thể khác nhau. Cha mẹ có thể thủ đưa con đi ngủ sớm hơn từ 20-30 phút trong 3-4 ngày liên túc. Sau đó so sánh kết quả. Nếu thấy trẻ dễ ngủ, ngủ sâu và lâu hơn thì chọn thời điểm đó để đưa bé đi ngủ. Một điều quan trọng nữa là cha mẹ nên hạn chế để trẻ xem ti vi, dùng điện thoại, ipad trước giờ đi ngủ. Những thiết bị điện tử này sẽ khiến bị càng dễ bị phấn khích và khó ngủ hơn.  

Theo The Asianparent Thái Lan

Bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương