Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu cảnh báo bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là hiện tượng không hiếm gặp nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có thể khiến bố mẹ lo lắng hoang mang vô cùng, không biết con bị bệnh gì. Để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, phụ huynh nên theo dõi kỹ càng vì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có nguy hiểm không
  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu do bệnh kiết lỵ
  • Bệnh lồng ruột cấp tính - Triệu chứng gây ra phân có chất nhầy và máu
  • Tiêu chảy do nhiễm khuẩn
  • Làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu?

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu có nguy hiểm không?

ThS BS Nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết : Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu đa phần là cảnh bảo tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Một số trường hợp có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề. Nguyên nhân như thiếu vitamin K, kiết lỵ,.... cần được điều trị sớm tránh để kéo dai. Vì khi kéo dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, thậm chí là chậm phát triển.

Chính vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời khi phát hiện trẻ đi ngoài có máu. Lưu ý không được tự điều trị tại nhà để tránh biến chứng của bệnh và cả biến chứng khi dùng thuốc sai cách.

Cẩn thận khi trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy và máu (Ảnh: istock)

Chất thải của trẻ em có lẫn máu nhầy đa số là do bệnh về đường tiêu hoá, cụ thể thường gặp ở các bệnh dưới đây!

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu do bệnh kiết lỵ

Phần lớn trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh kiết lỵ. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ có thể xuất phất từ việc cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ, lây nhiễm từ các nguồn như thức ăn, nước uống, rau quả... bị ôi thiu. Tay bẩn khi bốc thức ăn hoặc tiếp xúc với các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi... cũng có thể gây bệnh kiết lỵ cho trẻ.

Bệnh kiết lỵ gây ra do việc nhiễm trùng ở ruột từ một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên và được chia làm 2 dạng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Kiết lỵ amip: Biểu hiện bệnh này là trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu.
  • Kiết lỵ trực trùng: Biểu hiện là trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng, hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi vệ sinh đại tiện, đi phân có nhầy máu nhiều lần trong ngày.

Khi thấy các dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh lồng ruột cấp tính - Triệu chứng gây ra phân có chất nhầy và máu

Lồng ruột cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 4 tháng – 9 tháng tuổi vì đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường dẫn tới lồng ruột. Hiện tượng này xảy ra khi một đoạn ruột của trẻ bị lộn ngược và sau đó chui vào bên trong của đoạn ruột gần kề làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Đây một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là đau bụng dữ dội. Nếu thấy trẻ khóc thành từng cơn vì đau bụng, nôn mửa, bỏ ăn/bú, bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi, người mệt lả, lười vận động… bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Lồng ruột cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (Ảnh: istock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Tiêu chảy gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiễm các vi khuẩn độc hại cho đường ruột và hệ tiêu hoá chính là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn đường ruột Escheriachia Coli (E.Coli), Trực khuẩn lỵ Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella enterocolitica, Vi khuẩn tả Vibrrio cholera là những tác nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn yếu.

Trong đó tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC) thường gặp ở trẻ với biểu hiện sốt, mót rặn, đau quặn bụng, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu.

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì khi trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu?

Hiện tượng phân có nhầy lẫn máu là dấu hiệu không đơn giản, bố mẹ cần:

  • Quan sát biểu hiện của con xem có đau bụng, sốt, mệt mỏi không. Đồng thời để ý số lần trẻ đi ngoài có phân nhầy và máu cũng như màu sắc của máu.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện đi kèm như trên, không nên chậm trễ tránh các biến chứng nguy hiểm
  • Không được tự tiện cho con uống thuốc hay ăn uống các loại thực phẩm khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ

Bố mẹ nên bảo vệ con từ việc giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống sạch (Ảnh: istock)

Đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ em phần lớn nguyên nhân đến từ các vi khuẩn xấu trong đường ruột, để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này, phụ huynh cũng nên lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cho bé ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi, sạch
  • Không cho con ăn thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, để qua ngày hoặc không rõ nguồn gốc
  • Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi nhặng
  • Dạy con rửa tay đúng cách và trước khi ăn hay chạm vào thức ăn
  • Cả gia đình cũng nên có thói quen rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chạm vào thực phẩm để hạn chế lây lan vi khuẩn
  • Nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.

Hệ miễn dịch của trẻ đối với các vi khuẩn đường ruột còn khá kém, vì thế bố mẹ nên bảo vệ con từ việc thực hiện thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống sạch.

Nguồn tham khảo: Khi bé đi tiêu phân có máu ba mẹ cần phải làm gì? - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ