Trẻ chậm phát triển có chữa được không còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh và phương pháp mà bạn sử dụng. Phát hiện sớm sẽ giúp tăng cơ hội cải thiện trí não cho bé. Do đó hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng này cùng các dấu hiệu nhận biết ngay sau đây:
- Chậm phát triển trí tuệ là như thế nào
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?
- Các phương pháp điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm phát triển trí tuệ là như thế nào?
Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết về phát triển trí não. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những trẻ mắc chứng bệnh này thường có chỉ số thông minh (IQ) thấp. Đồng thời, các kỹ năng trong sinh hoạt thường ngày hay hành xử xã hội cũng hạn chế so với bạn cùng lứa.
Bạn có thể chưa biết:
Ba mẹ cần phát hiện con chậm phát triển ngôn ngữ từ sớm để có cách khắc phục kịp thời
Dựa trên chỉ số IQ, chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ chia thành 4 mức độ:
- Mức độ trầm trọng: IQ < 20
- Mức độ nặng: 20 < IQ < 34
- Mức độ vừa: 35 < IQ < 49
- Mức độ nhẹ: 50 < IQ < 69
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Để biết bé chậm phát triển trí tuệ có chữa được không, trước hết các phụ huynh cần nắm được các dấu hiệu nhận biết. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và kịp thời chữa trị. Dưới đây là một dấu hiệu thường gặp ở những trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ:
- Trẻ chậm về vận động như chậm lẫy, chậm bò, ngồi, đứng, đi, thao tác chậm chạp, thiếu linh hoạt.
- Chậm phát triển ngôn ngữ như chậm nói, nói không rõ ràng. Khó khăn trong việc giao tiếp và diễn đạt lời nói.
- Khả năng ghi nhớ kém. Khó ghi nhớ những thông tin mới cũng như những sự kiện vừa mới diễn ra.
- Khả năng chú ý kém, khó tập trung, do đó gặp nhiều khó khăn trong học tập.
- Bé có khả năng tiếp thu và học hỏi kém dù đã được dạy nhiều lần.
- Các kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt thường ngày cũng bị hạn chế như ăn uống, mặc quần áo, đi ngoài…
- Ít tò mò, quan tâm hay hứng thú với thế giới xung quanh hay các hoạt động xã hội.
- Khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định.
- Hiếu chiến, khó kiểm soát được hành vi, dễ bị kích động, khó hoà hợp với mọi người xung quanh.
Trẻ chậm phát triển có chữa được không?
Trẻ con phát triển chậm không chỉ gây nhiều khó khăn, bất lợi cho bản thân trẻ mà còn là thách thức lớn đối với các phụ huynh có con mắc chứng bệnh này. Vậy trẻ chậm phát triển có chữa được không? Điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ chậm phát triển của trẻ cũng như hiệu quả của phương pháp điều trị.
Ngoài ra, chứng chậm phát triển ở trẻ nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, dù phát hiện sớm hay muộn, mức độ nặng hay nhẹ thì việc chữa trị cho một đứa trẻ chậm phát triển cũng rất khó khăn. Quá trình chữa trị đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, nhẫn nại và tình yêu thương của cha mẹ hơn bao giờ hết. Cùng với đó, lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp sẽ mang đến kết quả khả quan cho việc chữa trị chứng bệnh này.
Bạn có thể chưa biết:
Muốn “phát hiện” trẻ chậm phát triển, cha mẹ có con từ 3-5 tuổi phải đọc bài viết này
Tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm với trẻ chậm phát triển
Các phương pháp điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Liệu pháp giáo dục
Trẻ chậm phát triển trí tuệ phải làm sao? Liệu pháp giáo dục là rất quan trọng và cần thiết trong việc điều trị chứng chậm phát triển trí tuệ. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp ổn định tâm lý cho trẻ. Giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh, cải thiện và phục hồi các rối loạn về vận động, ngôn ngữ hay tư duy cho trẻ.
Liệu pháp giáo dục bao gồm các nội dung như:
- Đào tạo các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ như ăn uống, vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà cửa…
- Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ như giao tiếp, ứng xử, kết nối với mọi người xung quanh…
- Giáo dục văn hóa như đọc viết, tính toán đơn giản…
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng chậm phát triển ở trẻ. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên ở trẻ. Cha mẹ hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Tại đây trẻ được thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn những phương pháp điều trị tâm lý để gia đình áp dụng cho trẻ. Những lời khuyên của chuyên gia đối với gia đình có trẻ khiếm khuyết trí tuệ đó là:
- Không la mắng khi trẻ làm không tốt. Và hãy khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Đồng thời có thêm động lực để thử những điều mới trong cuộc sống.
- Luôn theo sát cuộc sống của trẻ, đồng hành và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với trẻ.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động như nhảy, múa, hát, vẽ. Chơi các trò chơi để cải thiện kỹ năng xã hội.
- Dành nhiều thời gian để gần gũi, trò chuyện với trẻ. Giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và không bị cô đơn.
Thuốc và các sản phẩm hỗ trợ phát triển trí não
Điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ cũng cần đến đến sự hỗ trợ từ thuốc. Bố mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kê toa thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ phát triển trí não. Các sản phẩm được điều chế dành riêng cho trẻ khiếm khuyết về trí não sẽ giúp tăng cường sức khoẻ não bộ từ bên trong.
Lời khuyên cho ba mẹ
Nuôi dưỡng 1 em bé bình thường về mặt thể chất và trí tuệ vốn dĩ đã không phải chuyện đơn giản, điều này càng khó khăn khi con bạn bị chậm phát triển trí tuệ. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển đòi hỏi tiền bạc, công sức, sức khỏe, tình cảm và sự kiên nhẫn vì trẻ sẽ cần được hỗ trợ cũng như giáo dục hằng ngày.
Bố mẹ của trẻ chậm phát triển sẽ hay gặp các chấn thương tâm lý, kiệt sức, chán nản vì tình trạng của con. Lời khuyên cho bố mẹ là hãy tham gia vào các cộng đồng hoặc nhóm bố mẹ có chung hoàn cảnh để nhận được sự chia sẻ, động viên, hỗ trợ tinh thần và những lời khuyên hữu ích.
Câu hỏi trẻ chậm phát triển có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bằng những liệu pháp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Đồng thời, vai trò của bố mẹ trong quá trình điều trị cũng rất quan trọng. Do đó, bố mẹ đừng nóng vội mà hãy thật kiên nhẫn và cố gắng đồng hành cùng con nhé.
Xem thêm:
- Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ?
- 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển
- Biểu hiện trẻ chậm phát triển mà cha mẹ cần phải biết