Trẻ chậm nói thông minh hay đây là biểu hiện của vấn đề sức khỏe? Chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự liên hệ giữa trí thông minh của trẻ với việc chậm biết nói. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Chậm nói ở trẻ là gì?
- Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Nguyên nhân trẻ chậm nói
- Trẻ chậm nói có thông minh hay không?
- Trẻ chậm nói có đang gặp vấn đề về sức khỏe?
- Quan điểm khác về trẻ thông minh cũng chưa được kiểm chứng
Chậm nói ở trẻ là gì?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề chậm nói chúng ta cần hiểu về lời nói và ngôn ngữ.
- Lời nói là phương tiện được dùng để giao tiếp, thể hiện bằng âm thanh. Lời nói có 3 phần chính đó là phát âm, giọng nói và sự lưu loát.
- Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ. Đó có thể là ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu.
Mẹ đã biết chưa?
Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì. Ví dụ như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng. Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ. Đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Nó có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác như chậm phát triển thị lực, chậm phát triển nhận thức…
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường. Tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
Mỗi đứa trẻ có một cột mốc phát triển khác nhau, nhưng quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường sẽ trải qua các giai đoạn sau:
- Từ 3 đến 6 tháng tuổi bé nói được những nguyên âm đơn giản
- Khi được 6 – 9 tháng bé nói được 2 âm khác nhau như “mama, baba”
- Từ 9 – 12 tháng, bé có thể phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ
- Bé có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục khi lên 1 tuổi
- Trẻ từ 15-18 tháng có thể nói được 4 từ, thường là tên con vật hoặc những đồ vật xung quanh
- Khoảng từ 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ có thể biết khoảng 25 từ, biết chào hỏi, từ chối,…
- Bé từ 2-3 tuổi đã có thể tự nói chuyện khi chơi đùa
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Để biết trẻ chậm nói thông minh hay đang gặp vấn đề sức khỏe, trước hết cần biết nguyên nhân của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm nói ở trẻ như:
- Những vấn đề như lưỡi của trẻ, hàm ếch, dây hàm ngắn làm ảnh hưởng đến cử động lưỡi.
- Thính giác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Hội chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý.
- Các chuyên gia chỉ ra rằng cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ chậm nói thông minh hay bé chậm nói có phải kém thông minh?
Cần khẳng định rằng bé nói nhanh hay chậm không phải là dấu hiệu thông minh hay không. Việc cần lưu ý ở đây là phân biệt chậm nói và chậm phát triển. Những bé chậm phát triển có thể chậm nói và chậm biết đi. Tuy nhiên, bé chậm nói không có nghĩa bé bị chậm phát triển.
Hiện nay tình trạng chậm nói khá phổ biến, cứ 1o bé thì có 1 bé chậm nói hơn bình thường. Phần lớn các trường hợp chậm nói không phải là do bé chậm phát triển. Bé chỉ có cách thể hiện khác các bé khác, hoặc bé cảm thấy hứng thú với điều khác hơn là ngôn ngữ nên việc này không đáng lo. Tuy nhiên những ý kiến cho rằng trẻ chậm nói thông minh là hoàn toàn vô căn cứ. Vậy trẻ chậm nói có kém thông minh không? Điều này cũng không có cơ sở để trả lời.
Có thể bạn chưa biết:
Trẻ chậm nói có đang gặp vấn đề về sức khoẻ?
Như đã nói trên, dù đa số các trường hợp trẻ chậm nói đều không nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu trẻ có những điểu hiện dưới đây, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám:
- Bé không có bất kì phản ứng khi được gọi tên. Bé thậm chí không có hành động cụ thể, thậm chí là vẫy tay.
- Khi đủ 18 tháng nhưng bé không thích nói chuyện, chỉ thích giao tiếp bằng cử chỉ.
- Gặp khó khăn trong việc lặp lại từ.
- Bé 2 tuổi chỉ bắt chước lời nói và hành động. Bé không thể tự tạo ra câu hoặc cụm từ cùng một lúc.
- Giọng nói của bé bất thường.
- Không thể nghe những chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người lớn.
Những trường hợp trẻ chậm nói trên đây, một khi cha mẹ phát hiện được việc điều trị nên tiến hành càng sớm càng tốt. Từ 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Càng lớn, việc điều trị càng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Quan điểm khác về trẻ thông minh cũng chưa được kiểm chứng
Nhiều cha mẹ xem việc bé chậm mọc răng là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh nhưng điều này thật ra không đúng. Nếu bé có dấu hiệu chậm mọc răng và đồng thời cũng có dấu hiệu phát triển không bình thường như khóc, thở khò khè, táo bón, hoặc có nhịp tim bất thường thì đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải cho bé đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trong hầu hết trường hợp, ba mẹ nên đưa trẻ chậm mọc răng đi khám bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm hiểu và xác định nguyên nhân khiến con của bạn chậm mọc răng, chẳng hạn như có phải do bị thiếu chất, suy giáp hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác mà bạn chưa biết hay không. Bác sĩ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, bao gồm cả chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp can thiệp kịp thời.
Tổng kết
Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến. Quan điểm trẻ chậm nói thông minh hoặc không thông minh là hoàn toàn vô căn cứ. Nếu phụ huynh nhận thấy những biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ đến thăm khám để tìm ra bệnh và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
-
Bé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Cách thiết lập thói quen ngủ cho bé
-
Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp giảm đau nhanh hạ sốt
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!