Trẻ cãi lời bố mẹ, phải làm sao để con ngoan ngoãn hơn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ cãi lời bố mẹ luôn là nỗi khó khăn muôn thuở mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng gặp phải trong nhiều giai đoạn lớn lên của con. Việc con luôn phản kháng lại ý muốn, lời nói của bố mẹ khiến việc giáo dục trở nên khó khăn, bố mẹ cảm thấy bất lực và ảnh hưởng đến tính cách con sau này.

Vì sao trẻ cãi lời bố mẹ?

Có nhiều lý do khiến trẻ càng lớn càng khó dạy bảo, nhưng đa số nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía: trẻ và bố mẹ.

Đánh mắt chỉ làm trẻ bướng bỉnh hơn

1. Bản thân trẻ đến độ tuổi “nổi loạn”

Từ khi 2 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu có nhận thức về sự tồn tại của bản thân và tò mò với thế giới xung quanh nên luôn muốn chứng tỏ sự độc lập, không muốn nghe theo yêu cầu của bố mẹ. Cũng vì muốn chứng tỏ cái tôi, ở giai đoạn này bố mẹ có thể thấy bé làm ngược lại yêu cầu của mình, bảo không/đừng làm thì đa số bé đều bất chấp làm.

Lớn lên, trẻ con cũng phát triển sự tò mò, khám phá nên muốn tự làm theo ý mình xem kết quả ra sao, tự mò mẫm hành động thay vì nghe lời bố mẹ. Nếu bố mẹ thường ép con phải theo ý mình, bé càng muốn nổi loạn và càng bướng bỉnh, không nghe lời hơn. Một số ít trẻ làm ngược ý bố mẹ là để được chú ý nhiều hơn, muốn có sự quan tâm từ bố mẹ.

2. Cách giáo dục, cư xử của bố mẹ chưa đúng

Giáo dục sai cách có thể làm con không nghe lời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều bậc phụ huynh, nhất là các bố mẹ có con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm, thường dạy dỗ con theo cảm tính và để cảm xúc, sự nóng giận chi phối. Và cách giáo dục đó đôi khi gây nên sự phản kháng ở trẻ. Chẳng hạn như:

  • Phụ huynh thường la hét khi con không nghe lời nhưng đó là cách làm không hiệu quả mà thậm chí phản tác dụng vì con sẽ càng làm trái ý để chọc bố mẹ giận hơn.
  • Thiếu tính nhẫn nại, không giải thích những tò mò của con mà ép con phải nghe lời mình.
  • Đặt tiêu chuẩn theo ý mình và muốn con phải răm rắp thực hiện. Đôi khi những điều bố mẹ cho là tốt thì không phải là cái con muốn.
  • Khắt khe, kỳ vọng lớn, hay so sánh con với người này người kia khiến trẻ cảm thấy thiếu sự tôn trọng, hình thành tâm lý phản kháng.
  • Quá chìu chuộng, luôn xuôi theo ý con dù con làm sai cũng khiến bé hình thành thói quen chỉ làm theo ý mình.

Phải làm sao khi trẻ không nghe lời?

Bố mẹ nên thay đổi cách phản ứng

Nổi giận, la hét hay đánh mắng là hành động hoàn toàn không nên khi trẻ cãi lời bố mẹ. Tức giận, trừng phạt là hành động cho thấy sự bất lực của bố mẹ, có thể gây ra tổn thương về mặt tinh thần cho trẻ và làm trẻ ngày càng “lì” hơn. Thay vào đó, phụ huynh có thể áp dụng các nguyên tắc sau:

1. Mẫu mực trong hành động, lời nói

Hãy cho bé thấy bạn là tấm gương bằng cách không nói dối, không nói 2 lời, chịu trách nhiệm và biết xin lỗi, cám ơn. Đừng cố “lừa” bé bằng những câu nói dối như “mẹ đi công việc” (thực tế đi chơi với bạn), “chiều mẹ về chở đi chơi” (rồi không đi). Trẻ con có thể cảm nhận được và dần không tin bố mẹ nữa, đồng thời bé còn học việc nói dối này và bắt đầu hình thành thói quen không tốt.

2. Nguyên tắc chỉ nói 1 lời 

Trẻ cũng sẽ nghiêm túc với lời nói của bố mẹ nếu bố mẹ luôn nói 1 lời duy nhất, dứt khoát, không nhắc lại hay cằn nhằn. Khi con phạm sai, bố mẹ có quyền đưa ra quyết định phạt hay yêu cầu dừng lại, hãy giữ nguyên quyết định đó dù bất cứ lý do nào. Nói 1 lần sẽ khiến con cảm thấy cha mẹ không đùa và việc đó rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chủ động nói xin lỗi khi làm sai và cám ơn khi bé nghe lời sẽ khiến trẻ hình thành thói quen nói những lời này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khuyến khích khi con làm đúng

3. Không nổi nóng, cho bé giải thích

Khi trẻ bướng bỉnh, bố mẹ hãy cố gắng hít thở sâu và kềm chế cơn giận. Đừng nạt hay đánh con, giữ giọng nói nghiêm túc, tông giọng hơi cao nhẹ để cho bé biết là bạn đang cứng rắn. Hỏi hãy con lý do vì sao bé lại làm như vậy. Nên nhìn vào mắt con, ngồi xuống ngang tầm mắt của bé và cho con thời gian sắp xếp lời nói, khi có sự tôn trọng, bé sẽ dễ dàng thả lỏng hơn. Bố mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu được con đang nghĩ gì, muốn gì, trong giai đoạn phát triển tính cách gì.

4. Không so sánh con với trẻ khác

Hạn chế việc khen trẻ khác, so sánh và bắt con mình phải làm được như vậy, hoặc hạ thấp, chê bai trẻ. Cảm giác không được bố mẹ xem trọng càng dễ làm trỗi dậy tính phản kháng, làm ngược lại mà thôi. Thay vì vậy, hãy khen ngợi con vừa phải và khuyến khích bé trở nên tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Đặt ra nguyên tắc thưởng, phạt rõ ràng cho con lựa chọn

Đừng ép con phải làm việc này việc kia, mà hãy cho bé lý do và sự lựa chọn. Xây dựng các nguyên tắc về hành động, lời nói trong gia đình, và phần thưởng kèm theo nếu làm đúng, hình phạt nếu sai. Chẳng hạn như “nói dạ và cám ơn 5 lần sẽ được thưởng 1 cây kem”, “khóc đòi xem ipad 3 lần sẽ bị phạt đứng quay mặt vào tường”. Khi hành động, bé sẽ biết được điều gì đang chờ đợi và có sự lựa chọn cho hành động đúng hơn để được thưởng, bởi trẻ con luôn thích quà.

Trẻ em luôn thích được thưởng

Nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều công sức và sự quan tâm cũng như kiên nhẫn. Hi vọng các phụ huynh luôn kềm chế được cảm xúc, tỉnh táo khi trẻ cãi lời bố mẹ và nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham