Cách điều trị mụn sữa, thủy đậu, herpes môi giúp trẻ hết khó chịu!

Viêm da là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Hầu hết, các nốt mụn trên da đều vô hại và biến mất sau một thời gian nhất định. Do đó, bạn không cần can thiệp y tế quá nhiều khi bé bị viêm da

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị viêm da là tình trạng thường xảy ra trong quá trình phát triển của con. Dưới đây là những loại bệnh hay gặp ở bé mà cha mẹ cần chú ý là: mụn sữa, thủy đậu, herpes môi,… Mặc dù các bệnh trên không gây hại nhưng bạn cần sớm điều trị để con mau hồi phục và khỏe mạnh.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Các loại bệnh viêm da thường gặp ở trẻ
  • Triệu chứng
  • Cách chữa bệnh tại nhà

Viêm da là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Hầu hết, các nốt mụn trên da đều vô hại và biến mất sau một thời gian nhất định. Do đó, bạn không cần can thiệp y tế quá nhiều khi bé bị viêm da. Tuy nhiên, nếu sớm biết các triệu chứng bệnh, bạn có thể ngăn ngừa khả năng lây lan các nốt mụn trên da của con. Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu 5 loại bệnh về da mà bé thường gặp nhé!

1. Mụn sữa

Trẻ bị nổi mụn sữa trên mặt cũng là một dạng viêm da mà các mẹ nên chú ý. Đây là loại mụn thường xuất hiện trên má, trán, cằm và thậm chí ở trên lưng của con. Nó có thể xuất hiện từ lúc con mới sinh hoặc ở trẻ từ 2 đến 4 tuần tuổi. Mặc dù vậy, tình trạng trên sẽ hết trong vòng 3 đến 4 tháng nên các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng!

Để trị mụn sữa, bạn có thể dùng các sản phẩm lành tính để rửa mặt nhẹ nhàng cho con. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng da lên mặt bé vì nó sẽ làm da nhờn hơn. Nếu tình trạng mụn sữa không giảm dù đã áp dụng cách trên, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Mẹ nên dùng sản phẩm lành tính để rửa mặt cho bé khi con bị mụn sữa

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân viêm da dị ứng ở trẻ em và cách chữa trị

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em và cách phòng tránh để bảo vệ bé yêu

2. Thủy đậu

Thủy đậu là tình trạng mụn xuất hiện trên mặt, da đầu, thân, lưng rồi từ từ lan ra khắp cơ thể. Những nốt mụn này sẽ trở thành mụn nước và chứa đầy dịch bên trong. Nếu bệnh nặng hơn, các nốt mụn sẽ trở nên ngứa ngáy. Sau 2 tuần, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và bong vảy khi con hồi phục.

Thủy đậu là một trong những bệnh lây lan ở trẻ mới biết đi. Khi con có triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần cho bé nghỉ ở nhà và hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Nếu bé không bị sốt, bạn có thể tắm cho con sau vài giờ và lau khô người. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu lành tính để làm dịu các vết phồng rộp trên da của con khi tắm như: bột baking soda, bột yến mạch,…

3. Herpes môi

Bệnh Herpes môi là những đám mụn phồng rộp nhỏ, xuất hiện trên môi và xung quanh miệng. Những mụn nước này chứa đầy mủ, dần lớn lên rồi vỡ ra hoặc đóng vảy. Mụn rộp ở môi là do vi rút Herpes simplex (HSV) gây ra và rất dễ lây lan. Nếu trên mặt con xuất hiện những vết mụn rộp, bạn không nên chạm vào vùng da đang bị bệnh của bé. Ngoài ra, bạn cần quan sát và kịp thời ngăn cản nếu con định chạm vào các vùng da khác sau khi đã chạm vào môi.

Để trị mụn rộp, bạn có thể chườm đá cho con. Nếu khu vực phồng rộp của bé bị đau, bạn nên dùng thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen. Đồng thời, cha mẹ tránh cho trẻ ăn cam, quýt hoặc những thực phẩm chứa axit làm rát vùng da bị đau của bé. Trường hợp herpes môi không có dấu hiệu giảm dù đã thử những cách trên, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Herpes môi là tình trạng những đám mụn nhỏ, phồng rộp xuất hiện xung quanh miệng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Bệnh chàm ở trẻ em có thể chữa dứt điểm, giúp con hết ngứa ngáy khó chịu hay không?

Cách chữa bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ em

4. Viêm da tiết bã

Bệnh viêm da ở trẻ em có thể gây ra bởi triệu chứng viêm da tiết bã. Đây là tình trạng da trở nên khô, tróc vảy hoặc đóng thành những vảy vàng trên da đầu, mắt, lông mày, nách, thậm chí ở những nếp nhăn trên cổ của con. Bệnh lý này thường xuất hiện khi trẻ được 3-4 tháng tuổi và không lây lan. Để chữa viêm da tiết bã, bạn có thể dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp đầu cho bé hoặc chải để lớp vảy bong tróc ra. Đồng thời, cha mẹ nên gội đầu cho con ít nhất một ngày một lần và sử dụng loại dầu gội đặc trị bệnh.

5. Nổi mề đay

Dấu hiệu rất dễ nhận biết là khi trên da trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt sần đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc khó chịu. Ngoài những dấu hiệu trên còn có thể đi kèm với tình trạng trẻ sốt, khó thở, chóng mặt, phù mạch ở tay, chân miệng hoặc mí mắt thì đây chính là biểu hiện của tình trạng trẻ bị viêm da cơ địa dị ứng mề đay.

Ngoài ra, tình trạng này có thể là do nhiễm khuẩn vì sức đề kháng ở trẻ còn khá yếu và chưa hoàn thiện nên rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn và các vật thể lạ xâm nhập thông qua da hoặc đường hô hấp, dị ứng thức ăn, dị ứng thuộc hay tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân kích ứng như côn trùng, lông động vật, chất hóa học,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Phát ban

Phát ban ở trẻ sơ sinh là tình trạng dễ gặp. Hiện tượng này được gây ra do chất histamin làm vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tình trạng phát ban làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, đôi khi kèm theo dấu hiệu sốt phát ban nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng đi kèm.

7. Hăm tã

Đây là tình trạng vùng da bị viêm và đỏ xung quanh khu vực quấn tã. Trên vùng da đỏ, các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy các nốt mụn phẳng hoặc gồ ghề nổi lên, thậm chí là mụn nước xung quanh các nếp gấp đùi hoặc chân của bé. Hăm tã xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi.

Mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng bạn nên điều trị sớm để con mau hồi phục. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và đảm bảo vùng quấn tã của bé luôn được khô ráo, sạch sẽ. Thậm chí, bạn có thể cho con ngủ mà không cần mặc quần lót. Việc này không chỉ giúp các khu vực tiếp xúc với tã được thoáng khí mà còn hạn chế trường hợp trẻ bị viêm da.

Các triệu chứng khi trẻ bị hăm tã

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, viêm da là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở các bé. Mặc dù không gây hại nhưng cha mẹ cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời để con mau khỏi bệnh. Nếu đã thử những cách điều trị viêm da cho bé như trên mà bệnh vẫn không giảm, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.

Theo theAsianparent Singapore

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le