Con bị sốt cao 5 ngày – Dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh lạ Kawasaki ở trẻ

Tại Nhật Bản - Nước có tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao, bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào mùa Đông xuân. Ở Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng vài chục trường hợp mắc căn bệnh Kawasaki này và con số có xu hướng đang ngày càng tăng lên, sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày (trên 5 ngày) là một trong những dấu hiệu của sốt Kawasaki. Bệnh Kawasaki là một bệnh khó chẩn đoán vì các triệu chứng giống với các bệnh sốt khác, thường xảy ra đối với trẻ từ 0-5 tuổi, hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho nên rất dễ chẩn đoán nhầm. Bài viết dưới đây giúp bố mẹ biết thêm các dấu hiệu cũng như cách phòng bệnh:

  • Người mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm về bé sơ sinh mắc phải chứng bệnh Kawasaki
  • Trẻ sốt cao liên tục và kéo dài – Bố mẹ cần hết sức chú ý vì đây có thể là biểu hiện ban đầu của Kawasaki
  • Biểu hiện của căn bệnh Kawasaki ở trẻ như thế nào?

Người mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm về bé sơ sinh mắc phải chứng bệnh Kawasaki

Chị V, một bà mẹ của bé trai 1 tuổi 1 tháng 22 ngày cho biết.

“Bé nhà mình bắt đầu có biểu hiện như cảm cúm bình thường. Con chảy nước mũi, đờm nhiều nhưng rất lạ là lần này con sốt cao tới 5 ngày liền. Đến khi nhập viện và khám theo dõi, siêu âm tim thì bác sĩ thấy mạch máu bị viêm sưng. Đến lúc này thì con được chẩn đoán là mắc bệnh Kawasaki, thường chỉ xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi và rất dễ mắc phải ở trẻ sơ sinh.

Bạn có thể chưa biết:

Sốt ở trẻ và cách chăm sóc bé khi sốt

Sốt mọc răng ở trẻ có đáng lo ngại? Khi nào thì cần đưa con đi bác sĩ?

Theo phác đồ điều trị, bé được truyền 4 chai IVIG (Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch là các sản phẩm IgG vô khuẩn, tinh khiết được sản xuất từ huyết tương người gộp lại và đặc trưng chứa hơn 95% không sửa đổi IgG, chức năng đáp ứng của Fc- phụ thuộc còn nguyên vẹn và chỉ một lượng rất nhỏ Immunoglobulin A (IgA) hoặc Immunoglobulin M(IgM) – Thông tin từ bệnh viện Từ Dũ).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất may là các bác sĩ đã giúp theo dõi tận tình và tìm ra nguyên nhân sốt cao liên tục không hạ của con mình nên mới phát hiện ra bé mắc căn bệnh này. Nếu để chậm hơn một chút nữa thì việc điều trị có thể khó khăn hơn và thậm chí gây ra biến chứng về não hoặc nặng hơn nữa là trẻ có nguy cơ tử vong cao”.

Chị V. cũng nhắn nhủ đến các mẹ hãy để ý và quan sát thật kĩ khi con có dấu hiệu cảm cúm, nhất là đang trong giai đoạn thời tiết giao mùa như thế này.

Trẻ sốt cao liên tục và kéo dài – Bố mẹ cần hết sức chú ý vì đây có thể là biểu hiện ban đầu của Kawasaki

Tại Nhật Bản - Nước có tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao, bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào mùa Đông xuân. Ở Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng vài chục trường hợp mắc căn bệnh Kawasaki này và con số có xu hướng đang ngày càng tăng lên, sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10.

Một điều đáng lo ngại là căn bệnh này lại chỉ phổ biến với các bé từ 0-5 tuổi và các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé gái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ qua 3 giai đoạn bệnh

Cách phòng tránh sốt cao co giật ở trẻ em như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Bệnh này đi kèm với các triệu chứng: sốt; phát ban; sưng tấy bàn chân và bàn tay; xốn và đỏ mắt; kích thích ở màng nhầy vùng miệng, môi, và cổ họng; và sưng hạch bạch huyết ở cổ. Hậu quả tức thời của Bệnh Kawasaki có thể không nghiêm trọng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng lâu dài bao gồm cả tổn thương động mạch vành có thể xảy ra.

Biểu hiện của căn bệnh Kawasaki ở trẻ như thế nào?

Một vài dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này sẽ giúp bố mẹ nhận biết rõ hơn về bệnh để có thể đưa trẻ đi khám chữa kịp thời.

- Trẻ sốt 40 độ-41 độ C. Sốt tăng và giảm xen kẽ nhau nhưng có thể kéo dài (một số trường hợp trẻ bị sốt tới 2-3 tuần).

- Xuất hiện các nốt phát ban và đặc biệt rõ rệt ở vùng háng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Lưỡi trẻ sưng đỏ và có các nốt nhỏ giống như hạt của quả dâu tây.

- Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường chuyển sang màu đỏ sáng. Bàn tay và bàn chân có thể sưng lên.

- Khi sốt giảm xuống, ban, mắt đỏ và các hạch bạch huyết bị sưng cũng thường mất đi. Da quanh móng tay và móng chân sẽ bắt đầu tróc ra, thường bắt đầu trong tuần thứ ba bị bệnh.

Cách xử lý khi trẻ sốt cao liên tục không có dấu hiệu hạ là bố mẹ hãy khẩn trương đưa bé đi khám để phòng ngừa các biến chứng rủi ro.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent Thái Lan 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương